5 mẹo ăn uống để kiểm soát tốt mức đường huyết

Thiên Lan
Thiên Lan
30/06/2023 00:09 GMT+7

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý không để mức đường huyết tăng quá cao, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Muốn vậy, họ cần phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, theo tờ Express.

Với suy nghĩ này, chuyên gia dinh dưỡng Mark Gilbert từ Chế độ ăn kiêng 1:1 của Cambridge Weight Plan (Anh), đã khuyến nghị 5 cách để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến trong bữa ăn.

1. Giảm tinh bột và chọn những loại có nhiều chất xơ

5 mẹo nấu ăn để kiểm soát tốt mức đường huyết - Ảnh 1.

Những thực phẩm giàu chất xơ

SHUTTERSTOCK

Ông Gilbert khuyên hãy đảm bảo bữa ăn không chứa nhiều tinh bột - còn gọi là carbohydrate (carb), vì tất cả carb (trừ chất xơ) đều được hấp thụ dưới dạng đường, điều này gây ra hầu hết các vấn đề ở bệnh nhân tiểu đường.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bánh mì đen và hạt diêm mạch có nhiều chất xơ hơn và thường ít làm tăng lượng đường trong máu hơn. 

2. Kiểm soát khẩu phần

Chuyên gia Gilbert nói: Hãy chú ý đến khẩu phần ăn để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Sử dụng cốc đo lường hoặc cân thực phẩm để đảm bảo khẩu phần chính xác.

3. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Chuyên gia Gilbert lưu ý: Hãy bao gồm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống, vì nó giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và cải thiện việc kiểm soát mức đường huyết.

Hãy tiêu thụ thực phẩm như trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc để có nhiều chất xơ.

4. Tập trung vào chất đạm

Vị chuyên gia khuyên nên kết hợp các nguồn đạm nạc vào bữa ăn, như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, đậu phụ, trứng và các sản phẩm từ sữa, theo Express.

Đạm giúp no lâu và ổn định lượng đường trong máu.

5 mẹo nấu ăn để bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt mức đường huyết - Ảnh 2.

Nên kết hợp các nguồn đạm nạc vào bữa ăn, như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, đậu phụ, trứng và các sản phẩm từ sữa

SHUTTERSTOCK

5. Hạn chế thêm đường và tránh đồ uống có đường

Chuyên gia Gilbert nói thêm: Hạn chế tối đa đồ uống có đường, như nước ngọt, nước ép trái cây và trà đường.

Ngoài ra, hãy thận trọng với các loại đường ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn và gia vị.

Chuyên gia cũng chia sẻ những cách khác để ăn uống lành mạnh hơn nói chung.

Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hãy chọn những chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt, Chuyên gia Gilbert lưu ý.

Chọn các phương pháp nấu ăn lành mạnh

Chuyên gia Gilbert nói: Hãy nướng, hấp hoặc áp chảo và nếu chiên, hãy sử dụng chất béo lành mạnh như dầu ô liu.

Giữ nước

Uống nhiều nước suốt cả ngày để giúp giữ đủ nước và hỗ trợ sức khỏe tổng thể, chuyên gia Gilbert nó.

Lên kế hoạch cho bữa ăn và đồ ăn nhẹ

Chuyên gia Gilbert khuyên: Hãy thiết lập thói quen ăn chính và ăn vặt, đồng thời cố gắng cân bằng giữa carb, đạm và chất béo lành mạnh.

Chia đều lượng carb trong ngày có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, theo Express.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.