Nga nghi ngờ phi hành gia Mỹ đâm thủng phi thuyền trên trạm không gian ISS?

22/08/2021 15:31 GMT+7

Truyền thông Mỹ và Nga đang đăng bài tranh cãi xung quanh thông tin cho rằng một phi hành gia người Mỹ, trong lúc suy sụp tinh thần, đã làm thủng phi thuyền Soyuz của Nga trên Trạm không gian quốc tế (ISS) vào năm 2018.

Hôm 12.8, Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn nguồn tin cấp cao từ Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) đề cập vụ phi thuyền Soyuz MS-09 bị thủng lỗ đường kính 2mm vào năm 2018.
Vào tháng 6.2018, Nga phóng tàu Soyuz chở các phi hành gia Sergei Prokopyev của Nga, Alexander Gerst của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Serena Auñón-Chancellor của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lên Trạm không gian quốc tế (ISS). Lỗ thủng được phát hiện vào cuối tháng 8 cùng năm.

Ai 'phá' phi thuyền của Nga trên trạm không gian ISS?

Nếu không xử lý kịp thời, các phi hành gia tính toán lỗ thủng có thể gây giảm áp suất trên ISS trong vòng 2 tuần. May mắn là họ đã dùng nhựa epoxy để vá được lỗ thủng.
Đến tháng 12.2018, hai nhà du hành vũ trụ của Nga thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian và dùng dao để cắt thử lớp cách nhiệt bên ngoài tàu Soyuz và chụp ảnh. Kế đến, họ ghi hình lỗ thủng và gửi tất cả dữ liệu cho Roscosmos. ,Phi thuyền Soyuz sau đó thực hiện cuộc hành trình quay về Trái đất an toàn

Phi thuyền Soyuz-TMA 7 đang bay nhìn từ trạm không gian quốc tế (ISS), ngày 3.10.2005

NASA

Phía Nga bác bỏ khả năng phi thuyền bị thủng do tác động từ bên ngoài hoặc do xảy ra trục trặc trước khi phóng, và không công bố kết quả điều tra cho đến mới đây. Hôm 13.8, trang tin về công nghệ Ars Technica của Mỹ trích dẫn một bản tin của thông tấn xã Nga TASS cho biết một trong những khả năng có thể đã xảy ra là nữ phi hành gia Auñón-Chancellor đã làm thủng tàu Soyuz từ bên trong.

Chân dung nữ phi hành gia người Mỹ Auñón-Chancellor, ảnh chụp vào tháng 6.2018

Getty Images

Theo đó, bà Auñón-Chancellor từng bị chứng huyết khối tĩnh mạch sâu vào thời điểm trên trạm ISS. TASS cho rằng tình trạng này có thể dẫn đến “khủng hoảng tâm lý”, và đặt giả thuyết nữ phi hành gia có lẽ trong cơn khủng hoảng đã tìm cách phá hoại phi thuyền để rời trạm sớm hơn dự kiến.
Phản hồi bài viết của TASS, NASA không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào, mà thay vào đó nhấn mạnh mọi đối tác của ISS đều cam kết đảm bảo an toàn và sức khỏe cho phi hành đoàn. Theo cơ quan Mỹ, phi thuyền Soyuz đã được sửa chữa và đưa các phi hành gia quay về Trái đất an toàn vào ngày 20.12.2018.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.