Bốn nước này đưa ra cho Qatar tối hậu thư và 13 điều kiện phải đáp ứng để thoát phong tỏa và cô lập về chính trị, ngoại giao cũng như bị trừng phạt về kinh tế, tài chính và thương mại. Bốn nước này buộc Qatar phải thay đổi chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng.
Thực tiễn sau 3 năm cho thấy họ không đạt được mục tiêu đề ra là gây khó khăn và khó xử cho Qatar đến mức vương triều này chịu khuất phục hay sụp đổ. Bộ tứ kia tuy làm cho Qatar lao đao nhưng lại phải chấp nhận là Qatar xích lại gần hơn với cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Iran. Qatar kháng cự thành công trong cuộc chiến ngoại giao này nhưng cũng phải trả cái giá đắt về đối ngoại là lệ thuộc nhiều hơn vào quan hệ với các đối tác khác.
Mức độ có khác nhau nhưng về cơ bản 3 năm qua đều uổng phí đối với cả hai bên liên quan trực tiếp cũng như đối với khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Chỉ khi hợp tác thật sự xây dựng và hiệu quả với nhau thì các nước này mới có thể thành công với việc giải quyết những vấn đề cấp thiết của riêng mình và chung cho cả khu vực như chống khủng bố và cực đoan hóa trong thế giới Hồi giáo, chấm dứt xung đột vũ trang để có được hòa bình, an ninh và ổn định, đối phó với biến động giá dầu... Lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này vẫn khó tìm bởi 4 nước kia đã đi quá xa và quá đà nên việc xuống thang và lùi bước không dễ dàng gì.
Bình luận (0)