Bác sĩ tiết lộ những bí mật về lượng đường trong máu

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
05/03/2022 00:09 GMT+7

Lượng đường trong máu (đường huyết) cao thường liên quan đến bệnh tiểu đường, và có thể nguy hiểm nếu bị bỏ qua và không được điều trị.

Nếu gần đây bạn được chẩn đoán có lượng đường trong máu cao, đừng hoảng sợ - có những phương pháp (ngoài việc dùng insulin, nếu được bác sĩ khuyên) có thể làm giảm mức đường huyết về lâu dài.

Đây là những bí mật về đường huyết và cách kiểm soát đường huyết do các chuyên gia, bác sĩ chia sẻ, theo trang web về sức khỏe ở Mỹ Eat This, Not That!

1. Tập trung vào giảm cân

Những người tham gia hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể của họ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh mắc bệnh tiểu đường loại 2 58%

shutterstock

Nghiên cứu sâu rộng đã chỉ ra tác động tích cực của việc giảm cân dù chỉ là nhỏ đối với lượng đường trong máu.

"Hãy giảm (dù chỉ một chút) cân", bác sĩ Rita Kalyani khuyên.

"Chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường, một nghiên cứu quy mô lớn về các chiến lược phòng ngừa bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, phát hiện ra rằng những người tham gia hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể của họ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh mắc bệnh tiểu đường loại 2 58%.

Cách hoạt động: Giảm cân thừa thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể và xử lý glucose hiệu quả hơn", bác sĩ Rita Kalyani giải thích.

"Hơn thế nữa, giảm cân có thể sẽ bảo vệ bạn khỏi phát triển các biến chứng phổ biến liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh mắt (bệnh võng mạc), thần kinh (tổn thương dây thần kinh đặc biệt là ở chân, có thể dẫn đến cắt cụt chi), suy thận, tổn thương gan, huyết áp cao , đột quỵ và bệnh tim", chuyên gia Lisa M. Leontis cho biết thêm.

2. Bài tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu

Tập thể dục thường xuyên là một phương pháp hiệu quả cao để giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Chuyên gia Amy Hess-Fischl cho biết: “Tập thể dục như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp có thể giúp bạn kiểm soát mức đường huyết, cân nặng và giữ sức khỏe.

“Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ khuyến nghị nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể chia nhỏ bài tập thành 10 phút 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy tập luyện các bài tập sức mạnh như tạ tự do, dây đàn hồi hoặc yoga, ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Tập luyện sức mạnh giúp xây dựng cơ bắp và kiểm soát lượng glucose. Hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn để xem những bài tập nào phù hợp với bạn", chuyên gia Hess-Fischl cho biết thêm, theo Eat This, Not That!

3. Ăn thực phẩm lành mạnh

Cũng giống như một chế độ ăn uống tồi có thể làm tăng lượng đường trong máu, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Hãy tận hưởng một chế độ ăn uống lành mạnh", tiến sĩ Kalyani khuyến cáo.

"Hãy phát triển một kế hoạch ăn uống giúp bạn giảm cân và duy trì nó. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu những thói quen ăn uống lành mạnh phù hợp với bạn để có thể tuân thủ lâu dài.

Một số bước thông minh: tập trung vào nông sản, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, đồng thời cắt giảm chất béo và thịt đỏ", tiến sĩ Kalyani lưu ý.

4. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Việc theo dõi mức đường huyết làm quan trọng để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng

shutterstock

Việc theo dõi mức đường huyết làm quan trọng để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Tiến sĩ Hess-Fischl nói: “Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ cho bạn biết cách thức và thời điểm kiểm tra mức đường huyết. Nói chung, những người đang sử dụng insulin, những người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết, hoặc bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) cần theo dõi mức đường huyết thường xuyên.

Những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) cao hơn khi dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, việc kiểm tra mức đường huyết của bạn là đặc biệt quan trọng.

Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm lú lẫn, chóng mặt, đói và đổ mồ hôi".

5. Đừng bỏ ăn sáng!

Ăn sáng lành mạnh tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Shutterstock

Nếu bạn có lượng đường trong máu cao, bữa sáng thực sự là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

"Điều khá đáng chú ý là, trong nghiên cứu của chúng tôi ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc bỏ bữa sáng có liên quan đến sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu cả ngày", bác sĩ Daniela Jakubowicz, giáo sư về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế E. Wolfson, Đại học Tel Aviv và Trung tâm Y tế Tel Aviv (Israel), cho biết.

"Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đặc biệt khuyên những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không nên bỏ bữa sáng, vì nó gây ra thiệt hại lớn cho chức năng tế bào beta và dẫn đến lượng đường trong máu cao, ngay cả khi họ không ăn quá nhiều vào bữa trưa và bữa tối", bác sĩ Jakubowicz lưu ý, theo Eat This, Not That!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.