Đau lưng là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất trong xã hội. Có đến 80% dân số thế giới có thể bị ít nhất một lần trong đời, theo nghiên cứu của tiến sĩ y khoa Mỹ Devon Rubin từ năm 2007.
Một trong những bài tập thường được các chuyên gia vật lý trị liệu kê đơn để giảm đau lưng là giãn cơ. Các nhà khoa học cho rằng việc kéo giãn cơ giúp giảm đau bằng cách tăng phạm vi chuyển động và giảm trương lực cơ, khiến não bộ ít cảm thấy đau hơn.
Nghiên cứu của các bác sĩ tại Mỹ năm 2017 đã chỉ ra rằng việc kéo giãn thực sự tác động đến nhận thức cơn đau bằng cách kích hoạt các khu vực trong hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể để điều chỉnh cơn đau. Những lợi ích tức thì của việc giãn cơ ở những người bị đau lưng có thể được giải thích là do các vùng trên cơ thể liên quan đến việc điều chỉnh cơn đau đã được kích thích.
Giáo sư Hugo Massé-Alarie, chuyên ngành vật lý trị liệu tại Đại học Laval (Pháp), cùng các sinh viên đã công bố nghiên cứu về tác dụng của việc kéo căng đối với sự nhạy cảm với cơn đau trên tạp chí khoa học quốc tế Scandinavian Journal of Pain vào năm 2020.
Nghiên cứu đã tuyển chọn 22 người trưởng thành khỏe mạnh và không bị đau lưng. Mỗi tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện động tác kéo căng vùng thắt lưng, sau đó là căng cơ cẳng tay. Những người tham gia được hướng dẫn giữ mỗi lần kéo giãn trong khoảng 3 phút để tạo ra cảm giác căng vừa phải.
Trước và sau mỗi bài tập, các nhà khoa học sử dụng máy chuyên dụng đo ngưỡng nhạy cảm đau của cơ lưng dưới (cơ dựng sống thắt lưng) và cơ của cẳng tay (cơ gấp cổ tay). Máy đo được trang bị cảm biến để tính toán áp suất cần thiết để tạo ra cảm giác đau, còn gọi là ngưỡng đau. Bằng cách này, nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi mức độ nhạy cảm với cơn đau của tình nguyện viên hoặc tác dụng của vận động co duỗi đối với ngưỡng đau.
Chia sẻ trong bài viết trên trang Conversation ngày 20.5, Giáo sư Massé-Alarie cho biết sau khi những người tham gia thực hiện các động tác giãn cơ, đội ngũ nghiên cứu phải sử dụng một áp lực lớn hơn mới tạo ra cơn đau. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng mỗi lần kéo giãn cơ đều gây ra giảm kali huyết (tình trạng mức kali trong máu thấp hơn bình thường), qua đó làm tăng ngưỡng nhạy cảm với cơn đau.
Sau khi duỗi cổ tay, tình trạng giảm kali do duỗi bị hạn chế ở chính vùng bị duỗi, trong khi đối với động tác gập lưng, việc giảm kali cũng xuất hiện ở khoảng cách xa vùng bị duỗi hơn (cẳng tay).
Giãn cơ không phải là loại bài tập duy nhất tạo ra giảm kali huyết. Nghiên cứu của tiến sĩ Kelly Naugle tại Đại học Florida (Mỹ) công bố năm 2012 chứng minh rằng tập thể dục nhịp điệu cũng gây ra tình trạng tương tự nhờ việc kích hoạt và tương tác giữa hai hệ thống sinh học có liên quan đến khả năng kiểm soát cơn đau là opioid và endocannabinoid.
Trong một bài đánh giá khác trên tạp chí The Journal of Pain (Mỹ) vào năm 2019, các tác giả cho rằng tình trạng giảm kali huyết do tập thể dục có thể được giải thích bởi tác dụng khó chịu và thậm chí là đau đớn của các bài tập này. Cơ thể kích hoạt các nociceptor (thụ thể đau) gây ra giảm kali bằng cách tác động lên các hệ thống điều chỉnh cơn đau, bao gồm cả opioid.
Kéo giãn cơ là một trong những phương pháp điều trị có sẵn và dễ áp dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại nhiều tác dụng cho những người bị đau lưng mãn tính.
Đau lưng dữ dội kéo dài theo thời gian thường do nhiều yếu tố, do đó người bị đau lưng mãn tính cần có sự tư vấn của bác sĩ để giảm thiểu hoặc kiểm soát cơn đau.
Bình luận (0)