Bản tin Covid-19 ngày 16.3: Cả nước tổng cộng hơn 6,8 triệu ca | Quyết liệt phục hồi kinh tế
Bản tin Covid-19 ngày 16.3 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .
Tự động phát
Bản tin Covid-19 ngày 16.3.2022 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:
Cả nước công bố 267.540 ca Covid-19 mới, 167.163 ca khỏi bệnh
Bản tin Bộ Y tế ngày 16.3.2022 cho biết tính từ 16h ngày 15.3 đến 16h ngày 16.3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới, các Sở Y tế Nghệ An và Thanh Hóa đăng ký bổ sung 86.982 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm được Bộ Y tế công bố là 267.540 ca.
Trong ngày có 167.163 ca được công bố khỏi bệnh.Bản tin cũng thông báo về 62 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 41.607 ca.
Thông tin về 267.540 ca vừa được công bố như sau:
- 6 ca nhập cảnh
- 180.552 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.084 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 121.201 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285), Hải Dương (4.972), Lạng Sơn (4.941), Thái Nguyên (4.933), Lào Cai (4.810), Hưng Yên (4.533), Sơn La (4.504), Đắk Lắk (4.472), Tuyên Quang (4.297), Hòa Bình (3.984), Cà Mau (3.881), Quảng Bình (3.656), Điện Biên (3.608), Bình Định (3.115), Thái Bình (3.023), Quảng Ninh (2.999), Bắc Giang (2.978), Yên Bái (2.897), Bến Tre (2.686), Cao Bằng (2.658), Nam Định (2.599), Lâm Đồng (2.598), Lai Châu (2.572), Bình Phước (2.436), Ninh Bình (2.331), Hà Nam (2.241), Quảng Trị (2.160), Hà Giang (2.152), Gia Lai (2.078), TP.HCM (2.052), Vĩnh Long (1.770), Bắc Kạn (1.702), Tây Ninh (1.586), Đắk Nông (1.465), Khánh Hòa (1.380), Đà Nẵng (1.297), Trà Vinh (1.186), Thanh Hóa (1.071), Quảng Ngãi (1.048), Phú Yên (1.005), Kon Tum (974), Bà Rịa - Vũng Tàu (918), Hà Tĩnh (886), Bình Thuận (800), Quảng Nam (346), Đồng Nai (303), Thừa Thiên Huế (257), Bạc Liêu (251), Long An (240), An Giang (146), Cần Thơ (130), Sóc Trăng (93), Kiên Giang (73), Đồng Tháp (62), Ninh Thuận (60), Hậu Giang (56), Tiền Giang (18).
Ngày 16.3: Công bố 267.540 ca Covid-19, 167.163 ca khỏi | Hà Nội 26.220 ca | TP.HCM 2.052 ca |
Ngày 16.3.2022, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 56.827 ca, Sở Y tế Thanh Hóa đăng ký 30.155 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-2.032), Hà Giang (-1.873), Hòa Bình (-862).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+5.882), Bình Dương (+1.991), Bến Tre (+1.614).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 168.954 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
- Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP.HCM (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).
Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế)
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 167.163 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.547.488 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.322 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 458 ca
- Thở máy không xâm lấn: 103 ca
- Thở máy xâm lấn: 318 ca
- ECMO: 9 ca
Từ 17h30 ngày 15.3 đến 17h30 ngày 16.3 ghi nhận 62 ca tử vong tại: Đồng Nai (5), Hà Nội (5), Nghệ An (4), Bạc Liêu (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Kiên Giang (3), Quảng Ninh (3), TP.HCM (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Giang (2), Bình Dương (2), Cần Thơ (2), Điện Biên (2), Hậu Giang (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), Vĩnh Long (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 74 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 15.3 có 213.625 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều:
- Mũi 1 là 70.923.138 liều
- Mũi 2 là 67.842.586 liều
- Mũi 3 là 1.493.307 liều
- Mũi bổ sung là 14.581.172 liều
- Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều:
- Mũi 1 là 8.751.020 liều
- Mũi 2 là 8.301.941 liều
Nhiều nơi ở Hà Nội ‘vỡ trận’ thu gom rác thải F0 Địa phương loay hoay xử lý
Việc phân loại rác thải F0 với rác thải sinh hoạt của gia đình bà Phí Thị Hồng Thủy thực hiện rất nghiêm túc theo đúng hướng dẫn tuyên truyền của UBND phường Mỹ Đình 1 (Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội). Thế nhưng thực tế, quá trình thu gom rác thải của F0 lại trộn lẫn với rác thải sinh hoạt.
Lãnh đạo UBND và Y tế phường Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm đến tuyên truyền cho người dân phân loại rác F0. |
Nguyễn Bắc |
Theo lãnh đạo UBND phường Mỹ Đình 1, đơn vị vẫn luôn mong muốn thực hiện việc thu gom rác F0 theo đúng phương án của TP.Hà Nội ban hành, đã nhiều lần kiến nghị đến UBND Q.Nam Từ Liêm nhưng vẫn nhận được câu trả lời là chờ hướng dẫn của các cấp.
"Chúng tôi không được phép ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác F0 riêng mà cái này là do UBND quận quyết định và Ban Quản lý dự án quận. Không phải chỉ riêng UBND P.Mỹ Đình 1 mà các phường khác trên địa bàn quận tôi nghĩ tình trạng đều giống nhau. Chúng tôi đã có kiến nghị lên Ban Quản lý dự án và có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án về việc này. Thời điểm đó, Ban Quản lý dự án cũng đang chờ hướng dẫn của các cấp
Nhiều nơi ở Hà Nội ‘vỡ trận’ thu gom rác thải F0 Địa phương loay hoay xử lý |
Về vấn đề này thì là do Ban Quản lý dự án quận và UBND Q.Nam Từ Liêm, các đồng chí có thể lên đó để làm việc còn hiện tại ở phường là chưa có đơn vị thu gom riêng.
Chúng tôi cũng đã hướng dẫn người dân làm rất cẩn thận rồi. Nếu có thể thu gom riêng là cái tốt nhất", bà Lưu Mai Huyền, Phó Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 1 cho biết.
Do chưa có hợp đồng giữa Ban Quản lý đầu tư dự án quận Nam Từ Liêm với bên thu gom rác thải nguy hại nên rác thải F0 vẫn được thu gom chung với rác thải sinh hoạt |
Nguyễn Bắc |
"Hiện nay đúng là thực tế là rác thải y tế và rác thải sinh hoạt của chúng tôi là đang có sự lẫn lộn. Do hiện nay, đơn vị đang thu gom rác trên địa bàn phường là Urenco7 họ không có pháp lý để thu gom rác thải y tế. Vấn đề này chúng tôi đã báo cáo với UBND quận, trực tiếp là Ban Quản lý dự án đầu tư của quận thực hiện việc này. Tuy nhiên, Ban Quản lý cũng báo cáo đang chờ thành phố hướng dẫn. Hiện nay chúng tôi vẫn chưa thực hiện được việc thu gom theo đúng quy định. Đúng quy định là phải có một đơn vị thu gom rác thải y tế riêng thu gom rác F0 tại phường", ông Nguyễn Thế Đô, Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì chia sẻ.
Theo đại diện công ty môi trường đang trực tiếp thu gom rác thải tại Q.Nam Từ Liêm thì đơn vị đã sẵn sàng phương án về trang thiết bị, nhân lực ngay sau khi TP.Hà Nội ban hành phương án 01 về quản lý rác thải F0. Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 tháng, đơn vị này vẫn chưa nhận được chỉ đạo nào từ chủ đầu tư là UBND Q.Nam Từ Liêm.
Về phía đại diện đơn vị thu gom rác thải, ông Trần Văn Khải, Phó Giám đốc chi nhánh Urenco7 cho rằng: "Phương án 01 của TP.Hà Nội rất cụ thể, rõ ràng. Các túi rác F0 phải được phân loại theo túi màu vàng, ghi rõ cụ thể là giao cho cơ quan chức năng đủ thẩm quyền để thu gom. Hiện tại đơn vị đã phổ biến đến toàn thể tổ trưởng và công nhân là trong khi chờ đợi hướng dẫn cụ thể của chủ đầu tư thì đơn vị thực hiện đúng 5K. Quán triệt là với những túi rác ghi cụ thể là rác F0 thì đơn vị sẽ không thu gom. Còn sự lẫn lộn trong đó thì cũng không thể tránh khỏi. Các cán bộ công nhân viên dính F0 hiện nay rất là nhiều. Mỗi ngày từ 10 – 15 ca F0.
Dù mọi điều kiện về vật tư, máy móc và con người bên phía công ty môi trường Urenco7 đã đầy đủ nhưng vẫn không được thực hiện thu gom rác thải F0 vi chưa có chỉ đạo từ UBND quận Nam Từ Liêm. |
Nguyễn Bắc |
Qua phương án thì đơn vị đã chuẩn bị xe, máy và con người, tất cả vật tư,... khi nào có sự chỉ đạo của UBND quận giao cho đơn vị thì sẵn sàng triển khai phân loại rác F0 triệt để, tránh tình trạng lây nhiễm do thu gom rác F0 với rác sinh hoạt".
Đã hơn 2 tháng kể từ khi UBND TP.Hà Nội ban hành phương án 01, quản lý rác thải F0 nhưng trên địa bàn Q.Nam Từ Liêm, việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Dù hiện nay, nhiều biện pháp phòng dịch tại Hà Nội đã được nới lỏng để phát triển kinh tế nhưng việc quản lý lây nhiễm từ rác thải F0 vẫn đang là vấn đề nóng, là một phần của thực trạng lây nhiễm hàng chục nghìn ca Covid-19 mỗi ngày đang diễn ra ở Hà Nội.
Người nhập cảnh đường hàng không phải có xét nghiệm âm tính Covid-19
Ngày 16.3, Bộ Y tế có công văn số 1265/BYT-YTDP (Công văn 1265) gửi UBND các tỉnh, thành và các bộ, ngành về hướng dẫn phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh (hướng dẫn). Công văn 1265 được ký cuối ngày 15.3, là thời hạn cuối cùng phải có hướng dẫn này, theo yêu cầu của Chính phủ.
Hướng dẫn nêu rõ: đối với người nhập cảnh theo đường hàng không, cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2; và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.
Không yêu cầu khách nhập cảnh phải có xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 TNO |
Với các trường hợp nhập cảnh theo đường bộ, đường thủy, đường sắt, Bộ Y tế hướng dẫn: phải có xét nghiệm như với nhập cảnh đường hàng không (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Hướng dẫn nêu rõ: trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2 đều được tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.
Người nhập cảnh đường hàng không phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 |
Người nhập cảnh đều phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.
Tại cửa khẩu, nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.
Hà Nội bỏ quy định hàng quán đóng cửa trước 21 giờ
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa có công điện gửi các quận, huyện về việc triển khai thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa trở lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới của thành phố.
Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn uống được phép hoạt động bình thường như trước dịch |
dương lan |
Theo đó, thành phố yêu cầu các quận, huyện tiếp tục triển khai việc tiêm vắc xin, hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 3.
Thực hiện việc dạy học trực tiếp tại các trường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh, giáo viên.
Sở Du lịch, Sở Văn hoá - Thể thao và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động du lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho khách du lịch.
Đặc biệt, thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn uống được phép hoạt động bình thường, không quy định đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Hà Nội bỏ quy định hàng quán đóng cửa trước 21 giờ |
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai, bảo đảm số lượng người tham gia các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Khuyến cáo người có biểu hiện nghi ngờ như ho sốt, khó thở, mất vị giác không tham gia hoạt động tại các địa điểm đông người.
Các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám hỏi, đám tang... hạn chế số người tham gia cùng thời điểm.
Các hoạt động mở cửa, bình thường hoá đang được Hà Nội triển khai trên nhiều mặt. Chiều nay, UBND Q.Hoàn Kiếm cũng cho biết sẽ khôi phục lại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ 18.3, sau gần 1 năm dừng hoạt động vì dịch Covid-19.
Chiến lược Zero Covid của Trung Quốc gặp thách thức lớn
Hơn 3.500 ca nhiễm mới đã được báo cáo vào hôm 14.3, phần lớn được phát hiện ở tỉnh Cát Lâm phía đông bắc.
Trong tuần qua, các ca Covid-19 mới đã được ghi nhận ở Bắc Kinh và trung tâm tài chính Thượng Hải, nơi các trường học, công viên và rạp chiếu phim đã bị đóng cửa và hoạt động vận tải khách đường dài bị tạm ngừng.
Chiến lược Zero Covid của Trung Quốc gặp thách thức lớn |
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cho biết, hơn 100 chuyến bay quốc tế dự kiến đến thành phố này sẽ được chuyển hướng đến những nơi khác.
Li Yiqing, cư dân Thượng Hải, nói rằng mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng: "Tôi nghĩ dịch bệnh năm nay tồi tệ hơn năm đầu tiên. Nhưng người dân Thượng Hải chúng tôi không thực sự hoảng sợ, không giống như năm đầu tiên mọi người đều hoảng sợ. Bây giờ không ai hoảng sợ và sự chú ý đến việc tự bảo vệ bản thân của họ tốt hơn. Mọi người có thực phẩm và rau củ dự trữ ở nhà, đề phòng trường hợp cộng đồng hoặc văn phòng của họ đột ngột đóng cửa ”.
Xa hơn về phía nam ở thành phố Thâm Quyến, Thung lũng Silicon của Trung Quốc, các quan chức đã tạm thời đình chỉ các phương tiện giao thông công cộng và kêu gọi mọi người làm việc tại nhà.
Trung Quốc vẫn đang kiên trì thực hiện chiến lược "Zero Covid" mặc dù đang gặp phải nhiều thách thức |
ẢNH: SCMP |
Đợt bùng phát với số ca tăng nhanh đang là phép thử cho chiến lược Zero Covid của Trung Quốc.
Mặc dù số ca bệnh của Trung Quốc vẫn còn nhỏ so với các nước khác, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng vài tuần tới sẽ rất quan trọng.
Đó là khoảng thời gian để Trung Quốc có thể vượt qua đợt bùng phát mới nhất này bất chấp biến thể Omicron lây lan mạnh.
Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 16.3 của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)