bánh căn

Quán bánh căn đầu tiên ở Sài Gòn
Ẩm thực

Quán bánh căn đầu tiên ở Sài Gòn

Chị Loan, chủ nhà hàng bánh căn 38 ở trên đường Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận), có lẽ là người đầu tiên đưa món bánh căn Phan Rang đến Sài Gòn. Trong thời gian làm giáo viên ở Phan Rang, chị Loan đam mê ẩm thực nơi đây đến kỳ lạ, đặc biệt là món bánh căn đường phố. Khi về Sài Gòn, chị còn mang theo cả “đồ nghề” đổ bánh căn. Thấy Sài Gòn chưa có ai bán món bánh này, chị mở quán và ngay lập tức quán đã đông khách. Cho tới nay, hơn mười năm món bánh căn, bánh xèo của chị đã trở thành món ăn chơi quen thuộc của nhiều người. Từ món bánh căn nguyên gốc giản dị (ăn với cá kho), chị Loan đã sáng tạo ra 21 loại nhân cho vào bánh để đáp ứng yêu cầu phong phú của người Sài Gòn. Điểm độc đáo của bánh căn là sử dụng nguyên liệu cũng như công cụ làm bánh rất đặc trưng của địa phương. Phải dùng loại gạo khô của Ninh Thuận mới làm được bột tráng bánh căn. Lò đổ bánh thể hiện kỹ thuật làm gốm đặc biệt của người Chăm, phải làm từ đất sét đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc, chứ đất sét từ vùng khác cũng không thể làm được. Đổ bánh căn không cần dầu mỡ vì khi bánh chín đã tự tróc ra khỏi khuôn, cũng không cần màu mè vì đã có màu xanh của hành, màu vàng của xoài cắt sợi tô điểm. Bánh xèo Phan Rang cũng vậy, ít dầu mỡ hơn nhiều so với bánh xèo Sài Gòn mà vẫn giữ được độ giòn ngon.
“Phố ẩm thực” Phan Rang trên đất Sài thành
Ẩm thực

“Phố ẩm thực” Phan Rang trên đất Sài thành

Nếu đi ngang qua con đường Hoàng Sa dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc (hướng từ Tân Bình về phía quận 03) bạn sẽ bắt gặp khá nhiều quán ăn chuyên bán đặc sản Phan Rang với lò đổ bánh căn đặc trưng đặt ngay trước cửa. Không chỉ mang bánh căn đến Sài Gòn, những cư dân Phan Rang còn mang theo cả bánh xèo, nem nướng, chả cá... Bánh căn - bánh khọt có lẽ rất bị dễ nhầm lẫn cho những ai mới ăn lần đầu vì hình thức đổ bánh khá tương đồng, cũng như cùng sử dụng nguyên liệu là bột gạo. Cách đơn giản nhất để phân biệt có lẽ dựa trên cách nói vui: bánh căn là "bột gạo nướng", còn bánh khọt là "bột gạo chiên" (do sử dụng rất nhiều dầu khi đổ bánh, đặc biệt khuôn bánh khọt Vũng Tàu lúc nào cũng gần như ngập trong dầu). Với bánh căn, mỗi lần đổ bột chỉ cần thoa lên khuôn một chút dầu hay mỡ heo để khi bánh chín thì dễ dàng bóc ra mà không bị dính. Chờ cho đến khi khuôn nóng đều thì đổ bột vào từng khuôn, cho tiếp phần nhân là trứng đánh đều, mực, hay thịt heo, tôm… và đậy nắp khuôn kín, chờ cho đến khi thấy có mùi bột cháy xém thì bánh đã chín. Lò đổ bánh căn ngon nhất thường có xuất xứ từ làng gốm Bàu Trúc (cách thành phố Phan Rang 10km về hướng Nam).
Top