Bắt tạm giam Cục trưởng Cục Đăng kiểm Đặng Việt Hà

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Việt Hà , Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ GTVT), để làm rõ tội 'nhận hối lộ'.

Hôm qua (11.1), trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ GTVT), để làm rõ tội “nhận hối lộ”.

Theo đó, các lệnh và quyết định này đều đã được thực thi sau khi Viện KSND TP.HCM phê chuẩn.

Hé lộ thủ đoạn nhận hối lộ, chung chi của Cục trưởng Cục đăng kiểm

Đây là diễn biến mới nhất trong vụ án “môi giới hối lộ”, “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ” và “giả mạo trong công tác” xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Trong vụ án này, Công an TP.HCM phối hợp với các lực lượng liên quan đã khám xét 13 trung tâm đăng kiểm, trong đó 5 trung tâm ở Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng và 8 trung tâm ở TP.HCM.

Ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị bắt

Ngọc Lê

Quá trình khám xét, công an thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có liên quan. Đến nay, công an đã khởi tố 84 bị can về các tội “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “nhận hối lộ” và “giả mạo trong công tác”. Trong số các bị can có tới 80 người là giám đốc, phó giám đốc, nhân viên các trung tâm đăng kiểm và người môi giới hối lộ. Bốn bị can còn lại là các lãnh đạo, cán bộ của Cục Đăng kiểm VN gồm: Đặng Việt Hà; Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới; Đặng Trần Khanh, Phó trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới và Phạm Đức Ngọc, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết Công an TP.HCM đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ các nội dung trong vụ án theo nguyên tắc khách quan, chặt chẽ. Tất cả hành vi vi phạm sẽ được xử lý nghiêm. Bước đầu, công an xác định các trung tâm đăng kiểm nói trên đều có sai phạm.

Khám xét trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Hà Nội

Kết quả điều tra cho thấy nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cụ thể, đã có hơn 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo dạng “làm luật”. Số tiền các đối tượng thu lợi bất chính lên tới hàng chục tỉ đồng.

Liên quan vụ này, thiếu tá Nguyễn Thành Hưng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM, cho hay quá trình phạm tội của các bị can diễn ra trong thời gian dài, được chỉ đạo từ trên xuống dưới, có hệ thống, đặc biệt là vai trò của ông Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Công an xác định để thành lập các trung tâm đăng kiểm, các đơn vị tư nhân đã phải chung chi cho lãnh đạo các phòng ban cũng như Cục trưởng Cục Đăng kiểm hàng trăm triệu đồng/tháng để được cấp giấy phép, tạo điều kiện hoạt động.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.