Các Hệ giá trị con người Việt Nam phải cụ thể hóa thành chuẩn mực cụ thể

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
30/11/2022 08:46 GMT+7

"Muốn các Hệ giá trị con người Việt Nam đi vào đời sống thì phải được cụ thể hóa thành chuẩn mực, phù hợp với từng đối tượng", Phó chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP.HCM Hồ Bá Thâm nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Thanh Niên tại Hội thảo quốc gia Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mớido Hội đồng Lý luận T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VH-TT-DL, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 29.11, ông Hồ Bá Thâm - Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP.HCM cho rằng: "Muốn các giá trị con người Việt Nam đi vào đời sống thì mọi thứ phải được cụ thể hóa thành chuẩn mực, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh".

Ông Hồ Bá Thâm - Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP.HCM (đứng) cho rằng: "Muốn các giá trị con người Việt Nam đi vào đời sống thì mọi thứ phải được cụ thể hóa thành chuẩn mực, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh"

quỳnh trân

Ông Hồ Bá Thâm nói: "Hệ giá trị con người là một đại lượng khái quát còn rất chung (tất nhiên có không tách rời hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình). Vì vậy tôi đề nghị cần phải được cụ thể hóa thành Hệ chuẩn mực con người thì mới dễ đi vào cuộc sống, bằng cách hướng dẫn trực tiếp ý thức và hành vi con người, giống như các qui phạm pháp luật hay qui ước của các hương ước, gia ước/gia phong/nội qui... Những điều Bác Hồ dạy thanh thiếu niên hay những điều Người nhắc nhở cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân trước đây cho đến giờ cũng là những hệ chuẩn mực cụ thể. Khi nói xây dựng Hệ chuẩn mực con người, cụ thể đang bàn ở đây chủ yếu là 8 giá trị cốt lõi của con người Việt Nam ngày nay mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết luận ngày 24.11.2021 tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Khi cụ thể hóa ngoài các giá trị chuẩn mực cốt lõi, cần bổ sung thêm giá trị - chuẩn mực khác tùy theo con người nghề nghiệp, đơn vị cho phù hợp. Chẳng hạn, con người lương y trong bệnh viện thì với y bác sĩ, điều dưỡng: Lương y như từ mẫu, Bệnh nhân như người thân, lương y ân cần, trách nhiệm

Hội thảo quốc gia Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tại điểm cầu TP.HCM

văn hà

Phó chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP.HCM Hồ Bá Thâm rất tâm đắc với những vấn đề Hội thảo đặt ra trong giai đoạn này

QUỲNH TRÂN

"Theo tôi, trong quá trình cụ thể hóa Hệ chuẩn mực con người một cách cụ thể thì cái gì đưa vào luật được thì đưa, còn nếu không thì để dưới dạng qui ước cộng đồng mang tính vận động của các đoàn thể, giai tầng, tổ chức qui định gắn với các chuẩn mực về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, khu dân cư, đơn vị công tác…

Tuyên truyền sâu rộng các hệ giá trị và Hệ chuẩn mực con người Việt Nam để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ. Ba là, việc thực hiện Hệ chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay cần gắn với hệ chuẩn mực gia đình văn minh, đời sống văn hóa ở cơ sở, đơn vị, xóm ấp, tổ, khu phố văn minh…

Bốn là, thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện Hệ chuẩn mực con người Việt Nam cụ thể ở nơi sinh sống, công tác, học tập, lao động sản xuất.

Năm là, cần nêu gương người tốt việc tốt, người từ tế, việc làm tử tế, phê bình, phê phán những ý thức và hành vi không thực hiện hoặc thực hiện lệch chuẩn, sai chuẩn, đồng thời cần lồng ghép vào quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở cả về nội dung và mặt tổ chức bộ máy, chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, sơ tổng kết…

Cuối cùng, theo tôi cần qui định đánh giá hằng năm, có thể 5 năm/lần để bổ sung chỉnh lý gì không và xem lại việc thực hiện thế nào để rút kinh nghiệm", Hồ Bá Thâm cho biết.

Giữ nét riêng của văn hóa gia đình Việt Nam

"Gia đình Việt Nam với những bản sắc văn hóa rất riêng, bao hàm những giá trị và hệ giá trị đặc thù đậm nét của con người Việt Nam được hình thành trong lịch sử, được bảo vệ và đúc kết qua lao động, bảo vệ đất nước, duy trì giống nòi.

Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình hạt nhân nhưng lại tồn tại và phát triển trong một thực thể rộng lớn hơn, bao gồm các gia đình trong mối quan hệ họ hàng thân tộc bằng quan hệ dòng máu và quan hệ hôn nhân. Các đơn vị gia đình có chung tộc danh về phía bố hay phía mẹ để bảo đảm các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng về kinh tế, sinh đẻ và tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong bối cảnh hiện nay, các giá trị gia đình đang có nhiều thay đổi. Một số giá trị truyền thống vẫn luôn được đề cao, nhưng cũng có nhiều giá trị đang bị mai một, thay đổi và đồng thời có những giá trị mới xuất hiện. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình trong thời kỳ hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Các giá trị cốt lõi của gia đình được xác định là trọng tâm trong xây dựng con người Việt Nam mới với những giá trị chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh.

Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội Nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: “Con người Việt Nam trong thời kỳ mới có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại…, được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với các giá trị cốt lõi: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, hướng tới xây dựng gia đình là tế bào lành mạnh, vững chắc và làm các giá trị nền tảng cho phát triển xã hội.

Trong các giai đoạn lịch sử thời kỳ phong kiến đến hiện nay, gia đình Việt Nam mặc dù có những ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo nhưng vẫn giữ được nét riêng của văn hóa gia đình Việt Nam. Các loại hình gia đình cũng có những thay đổi theo từng thời kỳ và hình thành nhiều loại hình gia đình như gia đình thuần nông, gia đình làm nghề thủ công, gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình công giáo, gia đình phật giáo,…

Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội Nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: “Con người Việt Nam trong thời kỳ mới có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại…, được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với các giá trị cốt lõi: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng

Nhiều quy tắc, nề nếp gia đình đã được truyền tụng qua nhiều đời, khuyên răn giáo dục các thành viên trong gia đình thể hiện trong kho tàng ca dao, tục ngữ như những lời răn dạy về cách ăn ở, giao tiếp trong gia đình, gia tộc; răn dạy về đạo đức, ý thức học hỏi; sự thủy chung, nghĩa tình hay tu thân lập nghiệp như: Hiếu trọng, tình thâm; kính lão, đắc thọ; thờ cha, kính mẹ, học ăn, học nói…răn dạy những người trong gia đình, nhằm hạn chế rơi vào tình cảnh “xấu trong làng nước, để cười mai sau”…

Các Hệ giá trị Việt Nam còn là những điều răn dạy đạo lý sống lương thiện, có đạo đức, biết cư xử đúng mực, khiêm tốn, ham học hỏi luôn được ông bà, cha mẹ dạy dỗ, rèn dạy con cháu qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày, hướng dẫn và truyền dạy đức tính yêu lao động, tự lập, nhân sinh quan yêu quê hương, đất nước…".

PGS.TS. Đặng Thị Hoa Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.