Hải Vân quan có vị trí ở đỉnh đèo Hải Vân, nằm ở ranh giới hành chính giữa TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế. Mặc dù là một địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách tìm đến tham quan nhưng vì không được quản lý trong nhiều năm nên di tích này bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đến tháng 12.2021, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp Sở VH-TT TP.Đà Nẵng đã tổ chức trùng tu, phục hồi di tích Hải Vân quan. Dự án do Liên danh Công ty CP Tu bổ di tích Huế, Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông Thừa Thiên - Huế, Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ miền Trung tư vấn lập dự án đầu tư.
Hải Vân quan địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách |
HỮU TÚ |
Di tích Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trên đỉnh đèo Hải Vân, với độ cao 496 m so với mực nước biển.
Hải Vân quan tạm dừng hoạt động du lịch khi thi công dự án đại trùng tu |
HỮU TÚ |
Vào thời Pháp, quân đội Pháp xây dựng căn cứ quân sự Đồn Nhất để bảo vệ ngọn đèo chiến lược Hải Vân. Cuối năm 1946, khi quay trở lại, thực dân Pháp đã cho xây dựng cải tạo nơi này thành một cứ điểm quân sự vững chắc với tường cao, lô cốt và 2 trung đội canh giữ.
Lô cốt thời Pháp được gia cố, tu bổ, chống xuống cấp |
HỮU TÚ |
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, di tích Hải Vân quan được trùng tu, tu bổ với tổng diện tích 6.500 m2, thời gian triển khai trùng tu hai năm. Dự án có tổng kinh phí hơn 42 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Thừa Thiên-Huế 50% và TP.Đà Nẵng 50% trên tổng mức đầu tư; thời gian thực hiện 2 năm.
Sau gần 1 năm khởi công dự án trùng tu, kiến trúc của Hải Vân quan đang dần rõ nét |
HỮU TÚ |
Theo phương án xây dựng, tại 2 hạng mục chính của di tích là Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan sẽ được tháo dỡ toàn bộ các lô cốt trên nền gốc tích thời nhà Nguyễn.
Di tích sẽ tu bổ 2 công trình này theo các dấu tích nguyên gốc, phục hồi, thay thế nền cổng lát đá, hệ thống cổng đá, tường xây gạch vồ…
Một phần tường thành được xây dựng bằng đá núi |
HỮU TÚ |
Hệ thống tường thành nhà Nguyễn sẽ được phục hồi bằng đá núi theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết trên tường bên hông Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan; phục hồi nhà trú sở, nhà vũ khố 3 gian theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu.
Khu vực cấm du khách tham quan vì quá trình thi công tiềm tàng nhiều nguy hiểm |
HỮU TÚ |
Dự án phục hồi tuyến bậc cấp từ Hải vân quan xuống phía TP.Đà Nẵng theo dấu vết khảo cổ bằng đá; phục hồi tuyến đường thiên lý từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan đi tỉnh Thừa Thiên – Huế bằng đá xếp truyền thống…
Công nhân tất bật thi công trong thời tiết khắc nghiệt ở đèo Hải Vân |
HỮU TÚ |
Hải Vân quan từng bị "bỏ quên" suốt 20 năm vì nằm trong khu vực chồng lấn địa giới. TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế không thống nhất trong việc làm hồ sơ xin công nhận là di tích quốc gia.
Phối cảnh dự án bảo tồn tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan |
S.X |
Ngày 14.4.2017, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đã ký quyết định 1531 công nhận Hải Vân quan là Di tích Quốc gia.
Bia chiến thắng Đồn Nhất một di tích quan trọng nằm trong hệ thống di tích trên Hải Vân |
HỮU TÚ |
Dự kiến dự án đại trùng tu Hải Vân quan sẽ hoàn thành vào năm 2023. Với vẻ đẹp cổ kính vốn có Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan cùng những công trình mới được phục dựng, ngành chức năng 2 địa phương kỳ vọng hệ thống di tích sẽ là điểm đến hấp dẫn người dân và du khách.
Bình luận (0)