Chiến sự Armenia-Azerbaijan: vì sao Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đối đầu Nga, NATO?

09/10/2020 16:12 GMT+7

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan quyết định “chống lưng” cho quân đội Azerbaijan trong chiến sự với quân ly khai Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh. Các chuyên gia cho rằng ông Erdogan xem đây là cơ hội để nâng cao vị thế toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giữa xung đột ngày càng ác liệt giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng ly khai Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, một cường quốc trong khu vực, sẵn sàng đứng ra chống lại cả Nga lẫn các đồng minh NATO.
Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định đây là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ “có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế”. Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho quân đội Azerbaijan trong xung đột vùng Nagorno-Karabakh lần này.
Các thiết bị bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ là mũi nhọn trong các cuộc tấn công của Azerbaijan. Một quan chức cấp cao nước này cho biết Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vũ khí cho lực lượng Azerbaijan dù không triển khai quân đội ra trận.

Ông Erdogan xem đây là cơ hội thay đổi hiện trạng khu vực, thay vì chọn nỗ lực hòa giải kéo dài nhiều thập niên qua nhưng không có nhiều tác dụng của Mỹ, Pháp và Nga.

Reuters

Hàng trăm người đã thiệt mạng nhưng hàng loạt vũ khí hạng nặng, máy bay và xe tăng vẫn được triển khai. Đây là xung đột tồi tệ nhất hàng chục năm qua ở vùng Nagorno-Karabakh.
Đây còn là cơ hội thu hút sự ủng hộ trong nước bằng cách phô diễn năng lực quân sự ở nước ngoài. Một yếu tố nữa là Thổ Nhĩ Kỳ hiện phụ thuộc nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan.
Vùng Nagorno-Karabakh nằm trong lãnh thổ của Azerbaijan nhưng có phần lớn dân cư là người Armenia.

Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị hư hại.

Reuters

Theo một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, các chiến dịch xuyên biên giới như chiến dịch nước này tiến hành ở miền bắc Syria, Iraq và Libya là ưu tiên của ông Erdogan, nhằm tăng cường sự ủng hộ cho đảng của ông.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận cáo buộc của lãnh đạo Pháp và Syria, theo đó Ankara đưa lực lượng thánh chiến Syria đến tham chiến ở Karabakh. Còn Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai lính đánh thuê.
Dù lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ được xem như lời đe dọa ngầm với Armenia và đồng minh của nước này là Nga, ông Erdogan vẫn hy vọng bất chấp các khác biệt, Ankara và Moscow sẽ có thể ngăn chặn xung đột lan rộng trong khu vực.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.