Chiến sự đến tối 23.9: Mỹ nêu cách duy nhất kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine

Văn Khoa
Văn Khoa
23/09/2022 19:13 GMT+7

Trong khi 4 khu vực ở Ukraine hôm nay 23.9 bắt đầu trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu ra cách duy nhất kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra trong 7 tháng qua.

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 23.9 tuyên bố lực lượng nước này đã bắn hạ 3 chiến đấu cơ Ukraine trong 24 giờ qua, theo Hãng tin TASS. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Một số cư dân đứng cạnh đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy trong chiến sự Nga-Ukraine ở Lysychansk, thành phố do lực lượng thân Nga kiểm soát ở tỉnh Luhansk thuộc miền đông Ukraine ngày 21.9.2022

Reuters

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 23.9 tuyên bố không quân nước này đã tấn công 6 vị trí của hệ thống tên lửa phòng không thuộc lực lượng Nga, bắn hạ một trực thăng Mi-8 và 9 máy bay không người lái, theo trang The Kyiv Independent.

Cũng trong hôm nay, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá lực lượng Ukraine đang kiểm soát chắc chắn một số vị trí ở bờ đông sông Oskil, nơi lực lượng Nga đã cố gắng tích hợp thành một "tuyến phòng thủ hợp nhất” sau khi rút khỏi tỉnh Kharkiv thuộc đông bắc Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh còn cho rằng Ukraine “hiện đang gây áp lực lên vùng lãnh thổ mà Nga coi là rất quan trọng đối với mục tiêu chiến tranh của họ”, theo The Kyiv Independent.

Xem nhanh: Ngày 212 chiến dịch quân sự ở Ukraine, khởi động bỏ phiếu gia nhập Nga, nóng nguy cơ xung đột hạt nhân

Xem thêm: Ukraine tiết lộ chiến dịch 'đánh lừa' Nga trong cuộc phản công

4 khu vực ở Ukraine bắt đầu trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 23.9 đưa tin cư dân của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), tỉnh Kherson và tỉnh Zaporizhzhia ở Ukraine từ ngày 23-27.9 sẽ bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga. Các vùng này chiếm khoảng 15% diện tích Ukraine.

Kế hoạch trưng cầu dân ý đã được các lãnh đạo địa phương do Nga hậu thuẫn công bố ngày 20.9. Trong một bài phát biểu sáng 21.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ ủng hộ quyết định được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý.

Theo Reuters, việc trưng cầu dân ý đã được các quan chức thân Nga tại Ukraine thảo luận trong nhiều tháng, nhưng các thắng lợi gần đây của Ukraine đã khiến họ phải đẩy nhanh việc này.

Xem thêm: 4 khu vực ở Ukraine bắt đầu trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga

Nhiều khu vực ly khai ở Ukraine bắt đầu trưng cầu dân ý để gia nhập Nga

“Cách duy nhất” kết thúc chiến sự Nga-Ukraine

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 22.9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh Washington sẽ tăng cường sức mạnh cho các lực lượng của Ukraine cho đến khi nước này có thể chấm dứt xung đột với Nga theo những điều kiện có lợi cho Kyiv.

Ngoại trưởng Blinken còn tuyên bố rằng Mỹ “sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine khi nước này tự vệ và củng cố vị thế để đạt được một giải pháp ngoại giao trên bàn đàm phán”. Ông Blinken nhấn mạnh: “Ngoại giao là cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến này. Tuy nhiên, ngoại giao không thể và không được sử dụng như một biện pháp áp đặt lên Ukraine một thỏa thuận mà đi ngược lại Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hoặc thưởng cho Nga vì vi phạm hiến chương đó”.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với phát ngôn trên của ông Blinken.

Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo đụng độ giữa hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ

Xem thêm: Moscow phản ứng mạnh về việc Mỹ ‘khoe khoang’ hỗ trợ Ukraine chống lực lượng Nga

Đô đốc Mỹ nêu khả năng chiến tranh hạt nhân sau tuyên bố của ông Putin

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, đô đốc Charles Richard, tuyên bố rằng lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân với một đối thủ ngang hàng.

Phát biểu tại một hội nghị do Không quân Mỹ tổ chức ở bang Maryland vào ngày 21.9, ông Richard nói rằng Mỹ sẽ phải chuẩn bị cho những tình trạng leo thang nhanh chóng để chống lại các đối thủ tiềm tàng và bảo vệ đất nước.

Đô đốc Mỹ nêu khả năng chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc

"Tất cả chúng ta trong căn phòng này đang trở lại công việc dự tính… cuộc xung đột vũ trang trực tiếp với một đối thủ có khả năng hạt nhân. Chúng ta đã không phải làm điều đó trong hơn 30 năm”, đô đốc Richard nhấn mạnh, theo Đài RT trích dẫn bản tóm tắt của Lầu Năm Góc về bài phát biểu của ông Richard.

Xem thêm: Đô đốc Mỹ nêu khả năng chiến tranh hạt nhân sau tuyên bố của ông Putin

Belarus tuyên bố không có kế hoạch động viên quân sự như Nga

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm nay 23.9 tuyên bố ông không có kế hoạch động viên quân sự sau khi Nga thông báo đang huy động hàng trăm ngàn lính dự bị cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, theo Reuters.

“Việc huy động là đang diễn ra ở Nga. Không có việc huy động (ở đây)", Hãng tin Belta của Belarus dẫn lời Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh.

Ukraine nói thu được hàng trăm xe tăng của Nga

Tổng thống Lukashenko cho hay ông đang bình luận về tin đồn rằng ông có kế hoạch thông báo biện pháp mới ở Belarus để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. “Chúng tôi sẽ chiến đấu chỉ khi chúng tôi phải bảo vệ đất nước của mình”, Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh.

Xem thêm: Tổng thống Belarus dự đoán chiến sự Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc

Xem thêm các diễn biến liên quan chiến sự Nga-Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.