Chiến sự tối 15.10: Chuyển động quân sự ở Belarus

15/10/2022 18:55 GMT+7

Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus nói Ukraine và phương Tây không nên dồn Nga vào góc tường, và việc Moscow sở hữu vũ khí hạt nhân là có lý do.

Lo ngại mới về vai trò của Belarus

Bộ Quốc phòng Belarus ngày 15.10 cho biết các đoàn xe đầu tiên của quân đội Nga, một phần của cái gọi là "nhóm quân khu vực", đã đến Belarus, theo Reuters. Tổng thống Alexander Lukashenko tuần này cho biết quân nhân Belarus sẽ được triển khai cùng các lực lượng Nga gần biên giới Ukraine.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tại Sochi, Nga, hồi tháng 9

reuters

Trong một diễn biến đáng chú ý, báo The Guardian ngày 15.10 dẫn lại thông tin từ trang Belarusian Hajun Project cho hay Nga sẽ chuyển các hệ thống Iskander-M đến Belarus và trang bị thêm cho các máy bay Su-25 của Belarus năng lực kỹ thuật để mang đầu đạn hạt nhân.

Nếu được xác nhận, đây có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng ở châu Âu giữa lúc Nga và phương Tây đã tăng cường răn đe lẫn nhau về nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nga chưa lập tức phản ứng về những tiết lộ trên.

Xem nhanh: Ngày 233 chiến dịch, Tổng thống Putin giảm tập kích tên lửa, Ukraine sợ mất dịch vụ internet của tỉ phú Musk

Song hôm 14.10, ông Lukashenko cảnh báo Ukraine và phương Tây không nên dồn ép Nga vào góc tường, nói rằng Moscow sở hữu vũ khí hạt nhân là có lý do. "Nga đã nêu rõ lập trường của mình: Chúa không cho phép một cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Liên bang Nga; trong trường hợp đó, Nga có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí nếu cần thiết", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC của Mỹ.

Trong một phát biểu khác, ông Lukashenko cho hay ông đã đặt Belarus vào tình trạng mà ông gọi là báo động khủng bố cao độ vì căng thẳng ở biên giới, theo Reuters.

Xem thêm: Belarus tăng quyền hạn cho cơ quan an ninh xử lý mối đe dọa nước ngoài

Mỹ gửi thêm đạn dược, xe quân sự cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14.10 cho biết Washington sẽ gửi đạn dược và xe quân sự cho Ukraine trong gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 725 triệu USD nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Kyiv, theo Reuters.

Đây là gói hỗ trợ đầu tiên của Mỹ kể từ khi Nga tấn công hàng loạt thành phố và thị trấn Ukraine trong tuần này. Đến nay, giá trị các khoản viện trợ của Mỹ cho Ukraine tính tổng cộng đã lên đến hơn 17,5 tỉ USD.

Gói hỗ trợ mới nhất bao gồm tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) và pháo dẫn đường chính xác, cũng như vật tư y tế, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng gói hỗ trợ này được thiết kế để giúp Ukraine tăng cường khả năng đánh trả Nga, trong cuộc phản công đã giúp Kyiv giành lại nhiều vùng lãnh thổ những tuần gần đây.

Ukraine nói đang phát triển công nghệ mới đối phó UAV Nga

Kyiv đã bày tỏ hy vọng Mỹ và Đức sẽ cung cấp các hệ thống phòng không tối tân để giúp nước này chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái cảm tử của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho biết hôm 14.10.

Xem thêm: Vì sao thành công của Ukraine trên chiến trường có thể khiến ông Biden đau đầu?

IMF kêu gọi chấm dứt xung đột

Các nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14.10 kêu gọi Nga chấm dứt xung đột ở Ukraine, nói đây là nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy lạm phát và kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, theo Reuters.

Song trong một cuộc họp báo, ông Nadia Calvino, bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha, cho biết Nga một lần nữa ngăn chặn việc ban hành một thông cáo chung trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế thuộc IMF.

Kinh tế châu Âu sắp suy thoái nhưng Nga thì đang hồi phục

Ông Calvino cho biết lời kêu gọi chấm dứt xung đột lần này mạnh mẽ hơn lời kêu gọi tại các cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới vào tháng 4 vì xung đột đã đe dọa an ninh lương thực và năng lượng, khiến giá cả tăng cao và gây ra rủi ro tài chính.

Xem thêm diễn biến chiến sự Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.