Chiến sự Ukraine đến chiều 30.3: Giao tranh tiếp diễn, Điện Kremlin lên tiếng sau đàm phán

Văn Khoa
Văn Khoa
30/03/2022 18:30 GMT+7

Điện Kremlin hôm nay 30.3 hạ thấp hy vọng về những đột phá theo sau cuộc đàm phán với Ukraine hôm 29.3, dù Moscow đã tuyên bố sẽ giảm mạnh hoạt động quân sự xung quanh thủ đô Kyiv và thành phố Chernihiv.

“Chúng tôi không thể tuyên bố có bất kỳ điều gì đầy hứa hẹn hay bất kỳ đột phá nào. Có nhiều việc cần phải làm”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho giới phóng viên hay, theo AFP.

Mặt khác, ông Peskov nói rằng Moscow xem việc Kyiv bắt đầu vạch ra những yêu cầu của mình dưới dạng viết là “tích cực”. Ông Peskov cho biết thêm “chúng tôi thận trọng tránh đưa ra tuyên bố về những vấn đề liên quan” mà đang được thảo luận trong các cuộc đàm phán” vì “chúng tôi tin rằng các cuộc đàm phán cần diễn ra trong im lặng”.

Còi báo động vẫn vang rền dù có tín hiệu tích cực trong hòa đàm

Trước đó, cả Nga và Ukraine gọi cuộc đàm phán song phương ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29.3 “có ý nghĩa” và “tích cực”, mang lại nhiều hy vọng sau khi chiến sự Nga-Ukraine kéo dài hơn một tháng đã khiến hàng ngàn người chết và hàng triệu người phải sơ tán, theo AFP.

Mỹ, Ukraine nghi ngờ về cam kết của Nga

Sau cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29.3, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin tuyên bố có tiến triển về “tình trạng trung lập và phi hạt nhân” của Ukraine - hai mối quan tâm chính của Nga. Ông Fomin còn tuyên bố Nga sẽ giảm mạnh các hoạt động quân sự xung quanh thủ đô Kyiv và thành phố Chernigiv, thuộc phía bắc Ukraine.

Binh sĩ Ukraine kiểm tra một chiếc xe tăng Nga bị chiếm giữ ở thành phố Trostianets thuộc đông bắc Ukraine ngày 29.3

AFP

Tuy nhiên, cam kết trên đã gặp phải sự nghi ngờ ở Ukraine và phương Tây, trong đó Lầu Năm Góc nói rằng Nga chỉ tái bố trí “số lượng nhỏ” lực lượng gần Kyiv, nhưng có thể đang chuẩn bị “cuộc tấn công lớn” ở nơi khác, theo AFP. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Nga đang bị cấm vận ra sao vì xung đột ở Ukraine?

Xem thêm: Mỹ, Ukraine nói gì sau khi Nga tuyên bố sẽ giảm hoạt động quân sự quanh Kyiv?

Quân Nga pháo kích ở nhiều mặt trận?

Giới chức Ukraine cho hay đã ghi nhận có vụ nã pháo ở xung quanh thủ đô Kyiv và thành phố Chernihiv hôm nay 30.3, sau khi Moscow tuyên bố sẽ giảm hoạt động quân sự ở hai thành phố này, theo Reuters và CNN.

CNN dẫn lời cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Vadym Denysenko hôm nay khẳng định: “Có sự báo động phòng không khắp đất nước trong đêm qua. Quả thực, không có khu vực nào mà không có còi báo động vang lên. Đến sáng, những tiếng còi đó vang lên trở lại, đặc biệt là ở Donbass (hai thành phố) Kramatorsk, Bakhmut-thành phố Kyiv, tỉnh Kyiv… Có nã pháo ở Chernihiv. Có nã pháo ở tỉnh Khmelnytsky. Ở Kyiv, một số rốc két đã bị bắn hạ trên bầu trời thủ đô”.

Ông Denysenko còn nói rằng xung quanh Kyiv có báo cáo về giao tranh gần khu ngoại ô Irpin trong đêm qua. Cũng theo ông Denysenko, tình hình ở Chernihiv và thành phố Mariupol, thuộc phía nam Ukraine, đang “khó khăn”. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Xem thêm: Ukraine nói lực lượng Nga pháo kích ở nhiều mặt trận sau cam kết mới

Ukraine, Mỹ vẫn lo ngại dù Nga hứa giảm qui mô

Mỹ đã đánh giá không đúng sức mạnh của Nga?

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2, giới tình báo Mỹ đánh giá lực lượng Nga có thể kiểm soát thủ đô Kyiv trong vài ngày. Tuy nhiên, trong hơn một tháng qua, quân Nga bị quân Ukraine kháng cự quyết liệt, gặp nhiều vấn đề về hậu cần, không thể tiến sâu vào trung tâm thủ đô, theo CNN.

Trong cuộc điều trần ở Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 29.3, Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ Tod Wolters đã được thượng nghị sĩ Roger Wicker hỏi liệu có phải có thiếu sót về tình báo khiến Mỹ đánh giá quá cao về sức mạnh của Nga và đánh giá thấp khả năng phòng thủ của Ukraine.

“Có thể có”, ông Wolters trả lời. “Như chúng tôi luôn làm trong quá khứ, khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, chúng tôi sẽ hoàn thành việc xem xét toàn diện trong tất cả lĩnh vực và phòng ban để tìm ra những điểm yếu kém của mình ở đâu và đảm bảo chúng tôi có thể tìm cách cải thiện, và đây có thể là một trong những điểm đó”, ông Wolters.

Xem thêm: Mỹ đã đánh giá không đúng sức mạnh của Nga trước chiến dịch quân sự ở Ukraine?

Quy chế trung lập Ukraine đề xuất với Nga

Theo The Washington Post ngày 30.3, quy chế trung lập là một trong những điểm quan trọng trong đàm phán giữa Ukraine và Nga nhằm đổi lại việc Moscow dừng chiến dịch quân sự.

Trong vòng đàm phán mới diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29.3, các đại diện của Ukraine đưa ra nhiều đề xuất với phía Nga, trong đó có việc trở thành nước trung lập kèm cam kết không có lực lượng quân sự hoặc căn cứ nước ngoài ở lãnh thổ Ukraine.

Đổi lại, các nước như Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sẽ “đảm bảo” về an ninh cho Ukraine.

Xem thêm: Quy chế trung lập mà Ukraine đề xuất trong đàm phán với Nga là gì?

Những điểm chính trong đàm phán Nga-Ukraine

Pháo đài bí mật của Tổng thống Zelensky

“Chào mừng tới pháo đài”, một trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với những phóng viên vừa bước qua cánh cổng để đến nơi ở và làm việc bí mật của nhà lãnh đạo Ukraine giữa chiến sự.

Nhà báo Oliver Carroll của tờ The Economist là một trong những người đến đó và kể lại vào ngày 27.3.

Khi cánh cổng màu trắng mở ra, những bao cát và cây vân sam xuất hiện. Lính bắn tỉa được bố trí khắp trái, phải, trên, dưới, bên cạnh đó là hệ thống phòng không cùng những khối kim loại khổng lồ.

Xem thêm: Bên trong pháo đài bí mật của Tổng thống Zelensky

Xem thêm diễn biến liên quan đến chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.