Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gọi video với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30.12 |
reuters |
Nga muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30.12 đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc điện đàm, ông chủ Điện Kremlin mời nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Nga vào mùa xuân năm 2023.
Ông Putin cho rằng chuyến thăm sẽ “thể hiện với thế giới về sự gần gũi trong mối quan hệ Nga - Trung”. Tổng thống Putin cũng nói rằng mối quan hệ Nga - Trung đang tiến triển với tầm quan trọng của một yếu tố giúp ổn định, và ông muốn làm sâu sắc hơn hợp tác quân sự giữa 2 nước.
Tổng thống Nga mời chủ tịch Trung Quốc đến thăm Moscow |
Đáp lại, ông Tập nói Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác chính trị với Moscow: “Trong bối cảnh tình hình thế giới khó khăn, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chính trị với Nga” và “là những đối tác toàn cầu”.
Xem thêm: Tổng thống Putin: Nga muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc
DPR và LPR thông qua "hiến pháp mới"
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), hai khu vực Nga đã tuyên bố sáp nhập vào tháng 9 cùng với Kherson và Zaporizhzhia, ngày 30.12 thông qua “hiến pháp” mới.
"Hôm nay chúng ta là những người tham gia vào một sự kiện lịch sử. Bước này này đánh dấu sự trở lại của Donbass với truyền thống lịch sử và văn hóa Nga, sự hoàn thành những hy vọng của chúng tôi, đạt được mục tiêu mà chúng tôi đã hướng tới trong tám năm dài", ông Denis Pushilin, quyền lãnh đạo của DPR, nói.
Biểu tượng chiến dịch quân sự Ukraine xuất hiện giữa mùa lễ hội năm mới ở Moscow |
TASS đưa tin ở DPR, “76 đại biểu có mặt tại cuộc họp đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp” và ở LPR, quốc hội “đã thông qua hiến pháp mới bằng một cuộc bỏ phiếu với sự nhất trí của 43 đại biểu”.
Ukraine chưa lên tiếng về các thông tin này.
Belarus tố Ukraine kích động xung đột khu vực
Theo The Guardian, ông Alexander Volfovich, Thư ký Hội đồng An ninh Belarus, cáo buộc Ukraine cố gắng "kích động một cuộc xung đột khu vực". Quan chức này tuyên bố rằng "không có khả năng" tên lửa phòng không của Ukraine bị bắn hạ ngày 29.12 vô tình đi vào không phận Belarus.
"Có rất ít lý do để tin rằng nó đã vô tình xâm nhập không phận của chúng ta. Với những gì chúng ta nhìn thấy, có vẻ như một số kế hoạch đã được thực hiện ở đây", ông Volfovich cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik.
Minsk phản đối sau khi tên lửa S-300 Ukraine bay vào Belarus |
Bộ Quốc phòng Belarus ngày 29.12 thông báo lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ một tên lửa đất đối không S-300 của Ukraine gần làng Harbacha ở vùng Brest, cách biên giới Belarus-Ukraine khoảng 15 km.
Vụ việc xảy ra khi Nga bắn hàng chục tên lửa vào các thành phố trên khắp Ukraine, một trong những đợt tấn công lớn nhất của cuộc xung đột.
Phát biểu với các phóng viên trong ngày 30.12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vụ việc "gây lo ngại cực độ, không chỉ cho chúng tôi mà còn cho các đối tác Belarus của chúng tôi".
Ông Peskov nhấn mạnh mối quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Nga và Belarus, nói rằng họ đang "đối thoại liên tục và phối hợp liên tục".
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ sẽ điều tra vụ việc, cho rằng đây là một hành động khiêu khích của Nga và bảo lưu quyền bảo vệ bầu trời của mình.
Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẽ nhắm vào giao thông để cắt đứt nguồn cung vũ khí phương Tây cho Ukraine |
Bình luận (0)