Hồi trẻ, anh đá bóng cực hay, đến mức, chiều nào mấy cô cũng đến sân đó nói là cổ vũ bóng đá nhưng thực ra là… xem anh đá bóng.
Anh đẹp trai, tài hoa và như đã nói, đá bóng rất điệu nghệ.
Một ngày, anh nhìn vào “cái đám xuân xanh ấy” và… đứng hình.
Hôm sau, khi kết thúc trận bóng, anh ôm áo quần đi ra, ngang chị, anh dúi vào tay một tờ giấy, chị đọc xong và cũng đứng hình luôn, đó là một bài thơ!
tin liên quan
Đôi vợ chồng lập kỷ lục đi ăn ở 645 nhà hàng Cracker Barrel trong 40 nămMột đôi vợ chồng ở Mỹ vừa hoàn tất mục tiêu ghé ăn ở tất cả 645 nhà hàng Cracker Barrel trên nước Mỹ trong vòng 40 năm qua.
Thuở ấy, người làm thơ được ngưỡng mộ như thể đại gia bây giờ, thậm chí hơn, vì người ta không nghĩ đến tiền, sống tinh thần là chính.
Nhưng phải công nhận anh Hoàng giỏi lắm. Trong lúc các nhà văn đau đáu chuyện viết lách, đẻ mãi không ra tác phẩm thì anh viết và in luôn hai cuốn tiểu thuyết.
Trong cuộc sống, ai thân với anh anh lấy tên, mô tả hình dạng tính cách đủ để mọi người nhận ra, cho làm nhân vật tốt, ghét ai, anh cho làm nhân vật xấu. Trong quyển đầu, người có tên sếp anh lúc đó chỉ làm gạc-đờ-co, chuyên lái xe và… dẫn gái. Ông ta đọc xong, cay đến tận xoáy, nhưng không sao nói được vì đó là… tiểu thuyết!
*
Quay lại câu chuyện tặng thơ, xong thì… anh chị cưới nhau, hẳn rồi.
Anh thì vẫn thế, đi làm, đá bóng, viết truyện, làm thơ… còn chị thì từ khi sinh đứa con đầu lòng, tuyệt nhiên không đến sân bóng đá. Thậm chí, mỗi lần anh xỏ giày ra sân, chị còn càm ràm những chuyện nghe rất chối tai, đại để như anh đá bóng là chỉ để làm màu với mấy cô ngoài sân.
Thấy anh hí hoáy viết gì chị cũng khích bác như thể anh đang làm thơ tặng cô nào đó.
“Già néo đứt dây”, anh chị ra tòa.
Hòa giải không xong, tòa cho ly hôn. Anh bỏ phòng tập thể, vào cơ quan ngủ trên bàn.
Một hôm, điện thoại bàn reo, anh cầm máy, chị nói một câu cộc lốc: “Em dính bầu 2 tháng rồi”.
Tối đó, anh xách gói về nhà.
Những tưởng chị sinh cho anh thêm một thiên thần thì tình hình chiến sự gia đình bớt căng thẳng, nhưng không, mỗi khi anh còn đá bóng và làm thơ thì… đừng hòng chị cho yên ổn. Mà anh thì không bỏ được.
Rồi anh lại đến cơ quan ngủ trên bàn làm việc.
Thỉnh thoảng, anh lại nhận được điện thoại báo tin con ốm, thỉnh thoảng lại nhận được điện thoại nhờ đón con… Rồi một ngày, anh nhận được điện thoại của chị: “Em lại dính bầu rồi!”.
Anh lại xách gói về nhà.
Chuyện đó xảy ra miết. Hồi đó, sinh con thứ ba đã bị kỷ luật, anh sinh con thứ tư nên ông sếp anh, nhân vật gạc- đờ- co trong tiểu thuyết, chủ trì họp và cho biểu quyết thôi việc anh luôn.
Đời là thế, trong cái rủi có cái may kiểu như “Tái ông thất mã”, kinh tế mở cửa, anh sang làm công ty tư nhân và phất lên thấy rõ. Lần này anh viết tiểu thuyết và lấy cái tên sếp cũ làm nhân vật tham nhũng bị xử tù đến mức… chung thân.
Mọi người đọc truyện, nhận ra, cả cười, trêu anh sao không cho án cao nhất luôn, anh bảo, để nó ngồi bóc lịch hay hơn!
Con người tài hoa như thế đi ra ngoài hẳn khó kiềm chế được cám dỗ, về nhà lại bị vợ gây, để đối chọi lại, anh nổi đóa, bịa chuyện vợ mình hôm nọ hôm kia gì đó liếc mắt đưa tình với người nọ người kia…
Khi đại bác cất lời thì họa mi tắt tiếng.
Trong nhà, hết chiến tranh nóng chuyển sang chiến tranh lạnh, miết thế.
Nhưng rồi từ đó cho mãi đến nay, anh chị vẫn sống với nhau. Trong vài lần nhậu sương sương, anh tâm tư, đại để, vợ chồng nợ nhau từ kiếp trước nên trời hành. Hỏi thăm, nếu được làm lại từ đầu thì sao? Anh nói, thì vẫn lấy bả thôi!
Vậy đó, hai người vẫn rất yêu nhau nhưng mỗi bên ôm khư khư mỗi cái tôi to đùng thành ra lắm chuyện. |
Vậy đó, hai người vẫn rất yêu nhau nhưng mỗi bên ôm khư khư mỗi cái tôi to đùng thành ra lắm chuyện.
Có lần tôi bảo: “Nhẫn nhất thời thanh bình lãng tĩnh, thoái nhất bộ hải khoát thiên không”. Hoàng nghe xong rướn mày lên: “Ông nói cứ như… sách!”.
Thấy không thể làm anh xao xuyến, một lần tôi làm hung lên: “Tôi nói cho ông biết, có ngày, vợ ông nó sẽ đuổi ông ra khỏi nhà, lúc đó thì nhà dượng ở, vợ dượng cưỡi, con dượng đập”. Lão quắc mắc: “Dám?”. Tôi cự: “Sao không dám, bà ấy giữ giấy tờ ly hôn, ông có thêm ba đứa con nhưng chưa kết hôn lại, mình thì không như người nước ngoài, làm được bao nhiêu ông đưa bả giữ, công an khu vực vào kiểm tra hộ khẩu đuổi ông đi cũng được chứ đừng nói là bả”.
Nghe đến đây, Hoàng há hốc mồm: “Ý mày là… tao không phải là chồng chính chủ?”. Tôi làm cứng: “Chính xác!”.
*
Hoàng mới làm tiệc mời bạn bè kỷ niệm 25 năm ngày cưới, thực ra hôm đó, vợ chồng nó mới đăng ký kết hôn lại.
Tôi dự tiệc, cầm đàn hát: “Đi năm phút, trở về chốn cũ…” nhưng đoạn hai chế ra: “Sinh năm đứa, trở về chốn cũ…”. Nó đi ngang, véo cái rồi nói nhỏ: “Giờ tao là chồng chính chủ đó nghe mày!”.
Trong nhà, hết chiến tranh nóng chuyển sang chiến tranh lạnh, miết thế.
Nhưng rồi từ đó cho mãi đến nay, anh chị vẫn sống với nhau. Trong vài lần nhậu sương sương, anh tâm tư, đại để, vợ chồng nợ nhau từ kiếp trước nên trời hành. Hỏi thăm, nếu được làm lại từ đầu thì sao? Anh nói, thì vẫn lấy bả thôi!
Vậy đó, hai người vẫn rất yêu nhau nhưng mỗi bên ôm khư khư mỗi cái tôi to đùng thành ra lắm chuyện.
Có lần tôi bảo: “Nhẫn nhất thời thanh bình lãng tĩnh, thoái nhất bộ hải khoát thiên không”. Hoàng nghe xong rướn mày lên: “Ông nói cứ như… sách!”.
Thấy không thể làm anh xao xuyến, một lần tôi làm hung lên: “Tôi nói cho ông biết, có ngày, vợ ông nó sẽ đuổi ông ra khỏi nhà, lúc đó thì nhà dượng ở, vợ dượng cưỡi, con dượng đập”. Lão quắc mắc: “Dám?”. Tôi cự: “Sao không dám, bà ấy giữ giấy tờ ly hôn, ông có thêm ba đứa con nhưng chưa kết hôn lại, mình thì không như người nước ngoài, làm được bao nhiêu ông đưa bả giữ, công an khu vực vào kiểm tra hộ khẩu đuổi ông đi cũng được chứ đừng nói là bả”.
Nghe đến đây, Hoàng há hốc mồm: “Ý mày là… tao không phải là chồng chính chủ?”. Tôi làm cứng: “Chính xác!”.
|
Bình luận (0)