Chuyên gia chỉ cách dùng ánh nắng mặt trời điều trị bệnh vẩy nến

04/12/2017 20:30 GMT+7

Ánh sáng mặt trời là một trong những cách giúp chữa bệnh vẩy nến.

Tuy nhiên, có một số quan niệm sai lầm về cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia sức khỏe hướng dẫn bệnh nhân những cách an toàn.
Những người bị bệnh vẩy nến thường nhận thấy rằng các triệu chứng có xu hướng được cải thiện tốt hơn vào mùa hè khi tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời. Đây không phải là một sự trùng hợp, ánh sáng mặt trời có thể có lợi cho bệnh vẩy nến nếu tiếp xúc đúng cách.
Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch gây ra khi hệ miễn dịch tạo ra quá nhiều tế bào da. Những tế bào này tích tụ trên bề mặt da thành các mảng được gọi là mảng bám, có thể gây đau và ngứa. Nhiều người bệnh sử dụng các loại kem, steroid và thuốc ức chế miễn dịch để điều trị.
Ánh sáng mặt trời có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để giúp chữa bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, có một số quan niệm sai lầm về bệnh vẩy nến và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Các chuyên gia sức khỏe trên Medical News Today sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa khi phơi mình dưới ánh nắng mặt trời và những cách an toàn để hưởng lợi từ ánh nắng mặt trời.

tin liên quan

Chất chiết xuất từ vani giúp ngăn bệnh vẩy nến
Một cuộc nghiên cứu trên chuột cho thấy vanillin, thành phần chính của chất chiết xuất từ quả vani, có thể được dùng để phòng ngừa hoặc giảm bớt bệnh vẩy nến trên da, theo UPI.
Mặt trời chiếu tia cực tím (UV), được phân loại là tia UVA và tia UVB. Sự khác biệt giữa các loại này là bước sóng. Nghiên cứu cho thấy rằng tia UV có tác dụng ức chế miễn dịch, có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh vẩy nến.
Tia UVA có bước sóng dao động từ 320-400 nanomét (nm) và có thể tiếp cận sâu vào da. Tia UVB có bước sóng từ 280-320 nm và chỉ đến các lớp trên cùng của da.
Trên thực tế, tia UVA tự nhiên không có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến nhưng tia UVB có thể.
Tiếp xúc với tia UVB từ ánh nắng mặt trời có thể làm chậm sự phát triển của tế bào da. Đây là một trong những triệu chứng chính của bệnh vẩy nến. Điều này có thể giúp giảm viêm ở người bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình.
Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, giúp bảo vệ da và điều hòa miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vitamin D không được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm nhưng thường được thêm vào một số sản phẩm từ sữa.
Một nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có thể gặp ở người bị bệnh vẩy nến, nhất là vào mùa đông, khi tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời. Vì vitamin D giúp bảo vệ da và cân bằng phản ứng miễn dịch của da nên người bệnh vẩy nến cần phải có đủ ánh sáng mặt trời.
Các bác sĩ da liễu cũng khuyên những người bị bệnh vẩy nến sử dụng các loại kem đặc trị có chứa vitamin D.
Khi sử dụng ánh sáng mặt trời một cách cẩn thận thì nó là công cụ hữu ích để điều trị bệnh vẩy nến. Điều quan trọng là bắt đầu từ từ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cần biết cách làm giảm nguy cơ tổn thương da.
Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Chỉ cần 10 phút phơi nắng toàn thân cho phép cơ thể hấp thụ ánh sáng mặt trời trong khi vẫn có thể làm giảm nguy cơ bị cháy nắng. Nếu cơ thể chịu được ánh nắng mặt trời và ánh nắng mặt trời không làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vẩy nến, tiếp xúc có thể được tăng từ từ thêm 30 giây mỗi ngày và sau đó lên đến 30 phút mỗi ngày.
Nếu không bảo đảm được lượng thời gian tiếp xúc hoặc cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bệnh nhân có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Khi sử dụng an toàn, ánh nắng mặt trời rất tốt cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể gây ra thêm tổn hại cho da.
Bệnh vẩy nến phổ biến ở những người da sáng có nguy cơ bị cháy nắng do lượng melanin trên da thấp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), nguy cơ ung thư da nguy hiểm cũng cao hơn ở những người da sáng màu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.