Chuyên gia: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường theo cách này

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
01/02/2022 18:34 GMT+7

Các chuyên gia đồng ý rằng: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đã trở thành một bệnh dịch của Mỹ. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, bệnh tiểu đường không hẳn chỉ là bẩm sinh, và nó không chỉ liên quan đến lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu, tim, não và tuần hoàn, và nó có thể gây suy nhược hoặc tử vong.

Loại bệnh tiểu đường đang tăng vọt là bệnh tiểu đường loại 2, nguyên nhân trực tiếp là do lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống.

Đây là cách hầu hết mọi người phát triển bệnh tiểu đường, nó hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Shutterstock

Bác sĩ tư vấn về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không có khả năng xử lý đường (còn gọi là glucose).

Khi một người không mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ đường, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại enzyme gọi là insulin, chuyển hóa đường đó thành năng lượng.

Ở những người bị tiểu đường, tuyến tụy hoặc không sản xuất insulin hoặc cơ thể trở nên đề kháng với insulin. Sau đó, lượng đường trong máu sẽ tích tụ trong các động mạch.

Điều đó làm tăng nguy cơ mắc các hậu quả y tế nghiêm trọng như bệnh tim, sa sút trí tuệ, mù lòa, tuần hoàn kém, thậm chí phải cắt cụt chi.

2. Hầu hết mọi người mắc bệnh tiểu đường theo cách này

Các chuyên gia cho biết yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh tiểu đường loại 2 là chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thêm đường

shutterstock

Các chuyên gia cho biết yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh tiểu đường loại 2 là chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thêm đường. (Cơ thể coi chúng có sự khác biệt giống nhau: Sau khi ăn vào, thực phẩm đã qua chế biến sẽ nhanh chóng phân hủy thành đường).

Khi cơ thể ngập trong đường, nó có thể trở nên đề kháng với insulin.

Một nghiên cứu lớn năm 2019 được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm "siêu chế biến" (ví dụ như gà viên, ngũ cốc có đường và bữa tối đông lạnh) với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 100.000 người trong 6 năm và phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm chế biến cực nhanh (khoảng 22% chế độ ăn hằng ngày của họ) có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn so với những người ăn ít thực phẩm chế biến quá kỹ (11% chế độ ăn hằng ngày của họ), ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ chính khác như cân nặng và tập thể dục, theo Eat This, Not That!

Cứ tăng mỗi 10 điểm phần trăm lượng thức ăn chế biến cực nhanh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 15%.

3. Một thói quen để bỏ ngay bây giờ

Điều đặc biệt quan trọng là phải hạn chế hoặc tránh đồ uống có thêm đường, như nước ngọt có đường.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: “Thường xuyên uống đồ uống có đường có liên quan đến tăng cân/béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan không do rượu, sâu răng, và bệnh gout, một loại viêm khớp”, theo Eat This, Not That!

4. Cách dễ dàng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mạn tính khác như bệnh tim và ung thư

SHUTTERSTOCK

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc (đặc biệt là cá béo, như cá hồi) và chất béo tốt (như bơ, các loại hạt và dầu ô liu), như chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mạn tính khác như bệnh tim và ung thư.

Một đánh giá năm 2020 về các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients đã kết luận "có bằng chứng nhất quán về mối liên hệ nghịch giữa việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2".

5. Giảm thiểu rủi ro quan trọng khác

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, việc tập thể dục thường xuyên là chìa khóa quan trọng

SHUTTERSTOCK

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, việc tập thể dục thường xuyên là chìa khóa quan trọng.

Tập thể dục làm cho cơ bắp nhạy cảm hơn với insulin và giúp cơ thể sử dụng mức insulin tốt hơn.

Ngay cả vận động nhẹ nhàng, như đi bộ, cũng có thể giúp ích rất nhiều.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy rằng việc tập thể dục cường độ thấp (như đi bộ) 30 phút mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn ít chất béo, làm giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Eat This, Not That!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.