• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Cô gái Quảng Ninh tái chế quần áo cũ tạo nên những “câu chuyện thời trang” mới

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
30/09/2022 14:00 GMT+7

Làm chiếc túi tái chế đầu tiên từ chiếc yếm bầu jeans của chị gái cho vào năm 2013, trong lúc sức khỏe đang rất có vấn đề Ngân Bùi có cảm xúc rất tích cực. Cô thấy mình có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn từ những thứ tưởng chừng đã vô dụng, phải bỏ đi…

Đến nay, Ngân Bùi không nhớ được chính xác là bao nhiêu chiếc quần cũ đã biến hình qua tay cô. Cô thu thập tất tần tật những món quần áo cũ (đa số là quần áo jeans) để từ đó chắt lọc ra những thứ còn dùng được để thiết kế lên những món đồ thời trang mới. Không chỉ là những chiếc túi jeans xinh xắn đáng yêu, qua tay cô còn là vô vàn những chiếc mũ, váy và cả những món đồ lưu niệm xinh xinh như gương, móc đeo chìa khóa… cũng đều được tái chế từ vải vụn, đồ cũ.

Những sản phẩm thời trang tái chế từ jeans xinh xắn, hợp thời trang, tiện dụng.

Sản xuất thủ công nên mỗi sản phẩm mỗi vẻ và rất được trau chuốt đường nét thêu, may.

Chia sẻ với phóng viên, Ngân Bùi kể: “Lần đầu tiên nảy ra ý định làm thời trang tái chế là khi nhận được chiếc quần yếm bầu jeans chị gái cho. Đó là một chiếc yếm size châu Âu rất to, không ai mặc được. Mình thấy những chiếc túi ở trước ngực nếu tận dụng làm túi sẽ rất độc đáo nên đã may một chiếc túi tote. Đó cũng là thời gian mình gặp biến cố về sức khỏe, khi biến hình những chiếc quần jeans cũ cho mình cảm giác bản thân tạo ra giá trị. Nên theo đuổi tới giờ…”.

“… Mình làm tái chế kỳ công hơn thông thường, đó là tận dụng mọi thứ có thể tận dụng. Ví dụ như những chiếc cạp quần. Những chiếc quần cũ vải đã sờn, cũ nát thì không dùng được nhưng cạp quần lại còn rất mới. Thế nên mình quyết định giữ chúng lại. Mình có rất nhiều những chiếc cạp quần chưa dùng tới (cười), mình giữ sạch sẽ gọn gàng chúng ở một góc xưởng. Khi giữ chúng, mình chưa biết sẽ làm gì với chúng nhưng mình tin chắc chắn sẽ biến hình cho chúng...

... Để cắt ghép một chiếc túi từ cạp quần sẽ lâu hơn rất nhiều cắt từ tấm vải nguyên hay chiếc quần nguyên vẹn. Vậy nhưng mình rất thích. Hơn cả sự thử thách bản thân trong việc sáng tạo thì mình thấy hạnh phúc. Vì không phần vải còn tốt nào bị bỏ đi. Có người nói tái chế là góp phần bảo vệ môi trường nhưng mình nghĩ không hẳn vậy. Mình nghĩ bất kỳ quá trình sản xuất và tiêu dùng nào cũng ảnh hưởng đến môi trường, kể cả tái chế. Nhưng con người không thể ngừng sản xuất và tiêu dùng. Mình theo đuổi công việc tái chế vẫn với mong muốn là góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện môi trường và cả vì đam mê, cảm xúc bản thân nữa - được làm việc mình thích mà đỡ áy náy với môi trường…”.

Tái chế jeans - Renews jeans và tái chế quần áo cũ của Ngân Bùi cũng như nhiều “thương hiệu thời trang” khác, khi khởi nghiệp gặp khó khăn chính ở cả vấn đề nguyên phụ liệu lẫn đầu ra, đặc biệt là “thái độ” đón nhận và “cách đánh giá” của nhiều người (khách hàng và không phải khách hàng) đối với sản phẩm thời trang tái chế. Chưa hết, khó khăn của việc này còn ở chỗ khó có thể sản xuất đại trà, hầu hết sẽ phải là sản xuất thủ công cho từng sản phẩm. Vì thế giá nhân công trên mỗi sản phẩm là rất cao. Thời gian sản xuất cho mỗi sản phẩm cũng mất khá nhiều, khó có thể nhanh chóng.

Những chiếc gương trang điểm được bọc vải jean tái chế xinh xắn.

Món đồ tái chế của cô và cộng sự rất đa dạng không chỉ gói gọn trong túi, quần, áo mà cả các đồ lưu niệm.

Ngân Bùi cũng không chỉ tái chế jean - jean là vật liệu chủ đạo, cô tái chế cả quần áo cũ các loại, vải vụn công nghiệp may sản xuất thừa như nỉ, len...

“Nói chung, để có thể theo đuổi được “môn, ngành” thời trang này là phải rất kiên trì và chắc chắn là có đủ tình yêu, đam mê, nhiệt huyết với thời trang tái chế”, cô nói.

Hiện nay, thế mạnh của sản phẩm tái chế nằm ở tính tiện dụng thể hiện trên các chi tiết, thiết kế và đặc biệt là trong sự tinh tế ở những đường nét trang trí sản phẩm. Nhiều sản phẩm cô và ê kíp còn kỳ công thêu tên của người mua lên như một cách “định danh” cá nhân cho người sử dụng rất trang trọng, thú vị mà cũng là bám trend cá nhân hóa thời trang đang thịnh hành.

Không chỉ phân phối qua các kênh online, mạng xã hội, cô và cộng sự còn chịu khó mang sản phẩm đến nhiều khu trưng bày, triển lãm - hội chợ để giới thiệu và bán.

Chủ thương hiệu thời trang tái chế Ngân Bùi.

Khách hàng của cô và các sản phẩm thời trang tái chế là những cô, cậu trẻ tuổi, chị em phụ nữ yêu thích đồ thủ công và cả những người khách du lịch nước ngoài. Cô phân phối quần áo chủ yếu qua các kênh mạng xã hội, online như Facebook, Tiktok, Shoppee… Cô còn có một cửa hàng offline ngay trung tâm Hà Nội. Cửa hàng nhỏ, công việc giản dị nhưng ước mơ thì lớn, mong là cô gái trẻ Ngân Bùi sẽ luôn giàu nhiệt huyết với đam mê thời trang tái chế của mình để thời trang xanh, thời trang thân thiện, thời trang bền vững ở Việt Nam ngày càng phát triển.

Ảnh: NVCC

Top
Top