Tiếp nối thành công của năm thứ nhất, Coca-Cola tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" trong năm 2024. Đồng thời, lần đầu tiên Coca-Cola Việt Nam hợp tác với BOTOL lắp đặt các máy thu gom chai và lon tại các khu dân cư và trường đại học ở TP.HCM. Chai và lon sau khi được thu gom sẽ được xử lý để tái chế.
Chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm 2024 có cổng thông tin được thiết kế chuyên biệt trên ứng dụng Zalo, với thể lệ đổi quà và các giải thưởng hấp dẫn, nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi và tận dụng sức mạnh của cộng đồng để hoạt động tái chế hiệu quả hơn.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và đang trong quá trình cùng các nước tham gia đàm phán xây dựng thỏa thuận toàn cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Mô hình kinh tế tuần hoàn cũng đang được chính phủ khuyến khích và triển khai nhằm thực hiện các mục tiêu về môi trường và khí hậu. Với chiến lược phát triển bền vững, Coca-Cola đang nỗ lực đóng góp vào các mục tiêu trên.
Trải qua ba thập kỷ, Coca-Cola Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với ba nhà máy sản xuất đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, cùng một nhà máy đang xây dựng tại Long An. Coca-Cola hiện phục vụ 7 vùng thị trường thông qua 6 trung tâm phân phối, tiếp cận hơn 800.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Doanh nghiệp không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam mà còn gián tiếp tạo ra số lượng việc làm gấp 6 đến 8 lần thông qua các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.
Các điểm thu gom chai, lon tại khu dân cư ở TP.HCM từ ngày 19.8 gồm:
- Golden Mansion - 119 Phổ Quang, P.9, quận Phú Nhuận
- M-One Nam Sài Gòn - 35/12 Bế Văn Cấm, P.Tân Kiểng, quận 7
- The Park Residence - 12 Nguyễn Hữu Thọ, P.Phước Kiển, huyện Nhà Bè
- Chung cư D1 Phú Lợi - Khu dân cư Phú Lợi, quận 8.
Ngoài ra còn các máy thu gom đặt ở các các trường đại học sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 9.9.
Bình luận (0)