
Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 4 triệu liều vắc xin cho trẻ em
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 4 triệu liều vắc xin từ 2 nước châu Âu.
Hôm 22.12, Nigeria hủy bỏ hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca, một tuần sau khi giới chức nước này thông báo số vắc xin trên đã quá hạn, theo Reuters hôm 23.12.
Ước tính 1 triệu liều vắc xin Covid-19 đã bị bỏ đi do hết hạn sử dụng tại Nigeria, cho thấy những trở ngại đối với các nước châu Phi trong việc tiêm vắc xin.
Các nhà khoa học lần đầu phát hiện ra biến thể Omicron ở Nam Phi - quốc gia chỉ có hơn 40% dân số được tiêm chủng đầy đủ, thu hút sự chú ý đến việc phân phối vắc xin không đồng đều trên toàn cầu và vấn đề bằng sáng chế vắc xin.
Làm việc với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Thụy Sĩ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WHO hỗ trợ kỹ thuật cho vắc xin Nanocovax của Việt Nam được tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng toàn cầu của WHO.
Tổng giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva Tatiana Valoya khẳng định, Liên Hợp Quốc sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch, thông qua cơ chế COVAX cung cấp vắc xin, thuốc điều trị, hỗ trợ phục hồi sau đại dịch
Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thêm 1,4 triệu liều vắc xin Covid-19 qua cả kênh song phương và cơ chế COVAX, ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Pháp vào đầu tháng 11.
Việt Nam vừa nhận thêm 2,074 triệu liều vắc xin Pfizer do Mỹ tài trợ thông qua Cơ chế COVAX. Khoảng 70% dân số sẽ được tiêm đủ liều mũi vắc xin trong tháng này.
Mỹ có kế hoạch chi ra hàng tỉ USD để đẩy mạnh năng lực sản xuất vắc xin Covid-19 nhằm gia tăng nguồn cung cho toàn cầu, còn Ấn Độ sắp cung cấp lại vắc xin cho COVAX.
Cộng hòa Czech siết quy định liên quan tiêm vắc xin Covid-19 và không xem kết quả xét nghiệm âm tính là thẻ xanh.
Chưa đầy một năm kể từ lần đầu tiên được phê chuẩn, đến nay vắc xin Covid-19 của liên danh AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) đã đạt một cột mốc lớn, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống dịch Covid-19 toàn cầu.