Số ca nhiễm Covid-19 gia tăng trở lại tại nhiều nơi như Mỹ, Anh, Nga đang gây lo ngại về một làn sóng mới của đại dịch khi mùa đông đang đến. Mối lo càng thể hiện rõ ở những người chưa tiêm vắc xin, khi giới chuyên môn cảnh báo nguy cơ tái nhiễm đối với nhóm này.
Xét nghiệm Covid-19 tại Moscow, Nga ngày 18.10 |
Reuters |
Xu hướng đáng ngại
Theo AFP ngày 20.10, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đã quyết định buộc những người trên 60 tuổi chưa tiêm vắc xin phải làm việc ở nhà và mở rộng quy định tiêm chủng bắt buộc đối với lao động trong lĩnh vực dịch vụ tại thủ đô nước Nga. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải sắp xếp để 30% lao động làm việc tại nhà, do số ca bệnh nặng nhập viện tăng mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20.10 phê chuẩn đề xuất cho người lao động trên toàn quốc nghỉ một tuần được trả lương từ ngày 30.10 - 7.11 nhằm ngăn chặn lây nhiễm Covid-19. Nhà lãnh đạo kêu gọi người dân thể hiện trách nhiệm bằng cách
.
Tổng thống Putin cho dân Nga nghỉ làm 1 tuần có lương để chống Covid-19 |
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Nga khi số ca nhiễm và tử vong liên tục đạt kỷ lục kể từ đầu dịch, ở mức hơn 30.000 ca mắc và hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày. Đến nay, Nga chỉ mới chủng ngừa khoảng 35% dân số và chính quyền đang chật vật vì nhiều người không muốn tiêm vắc xin.
Tại Mỹ, các bang thời tiết lạnh đang có số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Theo dữ liệu của tờ The Washington Post, Alaska dẫn đầu các bang nhiệt độ thấp có số ca nhiễm gia tăng, với tỷ lệ 123 ca/100.000 người tính trung bình 7 ngày. Các bang Montana, Wyoming, Idaho và Bắc Dakota cũng có số ca nhiễm tăng cùng với thời tiết lạnh. Theo chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci, dù mùa đông sắp đến, số ca mắc Covid-19 ở Mỹ có thể giảm nếu tỷ lệ tiêm vắc xin tăng.
Số trẻ em nhiễm Covid-19 ở Anh tăng do tiêm vắc xin chậm |
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson dự báo một mùa đông khó khăn do Covid-19 diễn biến xấu. Anh ghi nhận gần nửa triệu ca nhiễm trong 2 tuần qua, cao hơn Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha cộng lại, bên cạnh 223 ca tử vong vào ngày 19.10, con số cao nhất kể từ đầu tháng 3. Số ca tử vong hằng tuần luôn trên 800 trong 6 tuần qua, cao hơn nhiều nước châu Âu khác, nâng tổng số lên gần 140.000 ca tử vong. Theo các chuyên gia y tế, vắc xin tiếp tục giúp giảm số bệnh nhân nhập viện tại Anh nên nước này cần áp dụng biện pháp như thẻ xanh Covid-19, bắt buộc tiêm ngừa đối với các nhân viên y tế cũng như yêu cầu đeo khẩu trang.
Nguy cơ tái nhiễm
Trong khi đó, báo cáo đăng trên chuyên san The Lancet Microbe cảnh báo về nguy cơ tái nhiễm Covid-19 ở những người chưa tiêm vắc xin. Theo đó, những người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ tái nhiễm theo chu kỳ mỗi 16 tháng. “Trong tình huống liên tục phơi nhiễm trước vi rút như môi trường học đường, mọi người sẽ chứng kiến thêm nhiều ca tái nhiễm, thậm chí cả ở người đã tiêm đủ vắc xin”, chuyên gia Stephen Griffin tại Đại học Leeds (Anh) cảnh báo.
Trước đó, một báo cáo của Đan Mạch cho thấy những người dưới 65 tuổi khỏi bệnh Covid-19 duy trì được khoảng 80% hiệu quả bảo vệ trong ít nhất 6 tháng. Con số này ở người trên 65 tuổi chỉ còn 47%. Tuy nhiên, biến thể Delta càng khiến tình hình phức tạp hơn. Theo dữ liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Anh, trong số 20.262 người mắc Covid-19 tại Anh từ tháng 7.2020 đến tháng 9.2021 có 296 trường hợp tái nhiễm. Nguy cơ tái nhiễm dường như tăng cao kể từ tháng 5.2021, khi biến thể Delta lan rộng.
Delta Plus có thể lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta hay không? |
Cảnh giác biến chủng mới
Bộ Y tế Israel vừa phát hiện một bé trai 11 tuổi nhiễm biến chủng Delta mới (AY4.2) của SARS-CoV-2 vào ngày 19.10, sau khi trở về từ Moldova. Theo tờ The Times of Israel, biến chủng này từng xuất hiện tại một vài nước châu Âu và cơ quan chức năng Israel đang theo dõi trường hợp trên. Tại Anh, Giáo sư Francois Balloux tại Đại học College London kêu gọi nghiên cứu khẩn cấp, sau khi biến chủng AY4.2 chiếm khoảng 6% trình tự gien vi rút tại Anh trong tuần từ ngày 27.9. Ông cho rằng biến chủng này có mức độ lây nhiễm cao hơn khoảng 10% so với biến chủng Delta ban đầu.
Bình luận (0)