(TNO) Lớp băng dày tại Greenland đang tan với tốc độ cực nhanh, sau khi dữ liệu vệ tinh từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ 5 Mỹ (NASA) cho thấy đến 97% diện tích của nó đang trải qua tình trạng biến dạng vì tan chảy dưới một số hình thức.
Chỉ trong vài ngày, phần băng tan đã có diện tích lớn hơn bất cứ giai đoạn nào trong suốt 30 năm theo dõi bằng vệ tinh, theo AFP dẫn thông cáo báo chí từ NASA.
Gần như toàn bộ khối băng bao phủ Greenland, từ phần băng mỏng hơn ở bờ biển đến phần băng dày ở trung tâm (dày đến 3 km) đang bị tan ra, với diện tích nhảy từ 40% lên đến 97% dải băng.
Dữ liệu từ vệ tinh đã cung cấp một bức tranh không thể nào tưởng tượng nổi đối với diễn biến tại Greenland, khiến phía chuyên gia NASA ban đầu cứ nghĩ có lỗi kỹ thuật.
Thông thường, chỉ khoảng phân nửa dải băng sẽ hiển thị các dấu hiệu tan băng vào mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy chỉ trong vòng 4 ngày, tức từ 8 - 12.7, phần băng tan lan rộng và chiếm hầu hết diện tích băng của Greenland.
Tình trạng trên đã diễn ra sau khi một khối băng khổng lồ có diện tích gấp đôi khu Manhattan ở New York đã đứt gãy khỏi băng hà Petermann cũng thuộc Greenland hồi đầu tháng.
Phi Yến
>> Núi băng bị xé toạc khỏi Greenland
>> Chạm đáy Greenland
>> Băng Greenland đang tan nhanh
>> Băng tan trên diện rộng
>> Băng tan có thể “đánh thức” núi lửa
>> Khi nào "băng" tan?
>> Xuất hiện lỗ thủng tầng ozone ở Bắc cực
>> Dấu ấn Việt từ Bắc cực đến Sahara - Kỳ I: Có một dòng dầu Việt - Nga ở Siberi
>> Bắc cực: vùng băng giá sẽ nổi sóng?
>> Hiểm họa hạt nhân vùng Bắc Cực
>> Bắc Cực tiếp tục "nóng
>> Bắc cực sẽ không còn băng vào năm 2040?
>> Tàu tốc hành Bắc cực" khởi động
Bình luận (0)