Đại dịch Covid-19: Vì sao nước Ý thiệt hại nặng?
29/03/2020 07:00 GMT+7
Cả thế giới dần chìm sâu hơn vào khủng hoảng do đại dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra. Tất cả chúng ta đều đối mặt với những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng đối mặt với dịch bệnh, lại có một điều khá rõ ràng: người lớn tuổi đang gặp nguy khốn vì Covid-19. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến Ý trở thành quốc gia có thương vong nhân mạng tồi tệ nhất đại dịch lần này.
Tự động phát
Đến nay, Ý đã ghi nhận 86.498 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có ít nhất 9.134 ca tử vong. Trong các bệnh viện quá tải, bác sĩ và nhân viên y tế phải tuyệt vọng quyết định xem ai sẽ được sống và ai sẽ là người phải ra đi.
Các nhà nghiên cứu Đại học Oxford trong bài viết đăng trên tạp chí khoa học Demographic Science công bố các lý do khiến Ý tổn thất nặng nề:
Dân số già
Có 23% dân số Ý là người trên 65 tuổi và người trẻ tuổi ở Ý thì đặc biệt thích tiếp xúc với người lớn tuổi trong gia đình.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng người trẻ Ý thường sống cùng bố mẹ và ông bà tại các khu vực nông thôn, nhưng làm việc tại các thành phố lớn như Milan. Dữ liệu về thành phần các hộ gia đình ở Ý cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
|
Việc người trẻ tuổi liên tục di chuyển giữa các thành phố lớn và quê nhà có thể là đường lây nhiễm thầm lặng của bệnh Covid-19 tại Ý. Người trẻ thường làm việc, tiếp xúc xã hội, tham gia các buổi tụ tập đông người và vô tình nhiễm bệnh rồi mang về nhà.
Khi họ không thể hiện triệu chứng, họ không có ý thức được rằng mình đang lây bệnh cho người lớn tuổi trong gia đình, chính là đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công vì hệ miễn dịch yếu và đã mắc các bệnh nền khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết thông tin nhân khẩu học đầy đủ giúp chính phủ đối đầu tốt hơn với Covid-19.
|
Nghiên cứu này nhấn mạnh: "Một trong những điểm chúng tôi đang cố chỉ ra là việc chỉ cô lập dân số già, tức là đối tượng đang bị nhận diện là dễ bị tổn thương nhất, là chưa đủ mà phải là cô lập toàn bộ xã hội, mới có thể san bằng đường cong dịch bệnh".
Tuy nhiên, dân số già không đồng nghĩa với việc sẽ bị Covid-19 đánh gục.
Tại Nhật Bản, nơi có 28% dân số trên 65 tuổi, đến nay chỉ ghi nhận 1.499 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 49 ca tử vong so với Ý là 86.498 ca nhiễm và 9.134 ca tử vong.
Nhật Bản đã nhanh chóng tăng cường xét nghiệm trong những ngày đầu khi dịch bệnh mới bùng phát và công bố lệnh kiểm soát đi lại.
Xét nghiệm chậm
Một nguyên nhân quan trọng nữa là tốc độ xét nghiệm Covid-19 tại Ý. Có nhiều người nhiễm virus nhưng không thể hiện triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ đã không được xét nghiệm Covid-19 kịp thời tại Ý, khiến họ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh.
Các chuyên gia cảnh báo việc này cũng có thể khiến những con số được công bố tại Ý chỉ phản ánh "bề nổi" của dịch.
Hút thuốc
Thuốc lá cũng là yếu tố có thể khiến Ý chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đại dịch Covid-19.
Covid-19 là bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Việc hút thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng phổi và hệ miễn dịch, khiến những người hút thuốc có thể mắc triệu chứng nặng như suy hô hấp khi nhiễm Covid-19.
|
Một nguyên nhân khác là truyền thống địa phương.
Đến nay, hạn chế tiếp xúc trực tiếp được cho là phương pháp ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả nhưng trước khi dịch bệnh bùng phát ở Ý, người dân tại đây thường chào nhau bằng cách hôn vào 2 má, có thể khiến virus corona lây lan nhanh hơn.
|
Tuy vậy, tình trạng ở Ý có thể là bài học để nhiều quốc gia chống đại dịch Covid-19 áp dụng:
1. Tìm ra những khu vực có dân số già và cố gắng dự báo "nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất" để theo dõi.
2. Khuyến nghị người dân hãy hỏi thăm tình hình sức khỏe người thân qua điện thoại, tránh thăm viếng trực tiếp.
3. Tăng cường xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
4. Khuyến cáo người dân bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc trực tiếp để ngừa dịch Covid-19 lây lan.
SARS-COV-2
đại dịch Covid-19
bệnh nhân covid-19
virus corona
Covid-19
tử vong vì Covid-19
bác sĩ
tình hình dịch Covid-19 tại Ý
điều trị Covid-19
Ý
covid-19 lây lan
hệ thống y tế quá tải
ngăn ngừa covid-19
Bình luận (0)