Bà Smith nói: "Theo tôi, các đồng minh hiện nhất trí rằng khó có thể đưa ra lời mời thích hợp khi Ukraine còn đang trong một cuộc chiến toàn diện".
Tuy vậy, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh NATO muốn gửi thông điệp đến Kyiv rằng liên minh quyết tâm ủng hộ nước này lâu dài. Bà cũng hàm ý rằng NATO có "nhiều lựa chọn khác" ngoài việc kết nạp để xem xét trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius vào tháng 7.
Các bình luận trên được đưa ra sau khi cựu Tổng thư ký NATO Andres Rasmussen, người hiện là cố vấn cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, khẳng định nhiều nước thành viên NATO có thể tình nguyện gửi binh sĩ đến Ukraine hôm 7.6.
Ông Rasmusen cho rằng đây là kịch bản có khả năng xảy ra nếu NATO không cung cấp các đảm bảo an ninh đủ mạnh cho Kyiv vào tháng 7. Cuối tuần trước, Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh Ukraine không "muốn sự lựa chọn nào khác ngoài NATO".
Nhiều tờ báo đưa tin nhà lãnh đạo Ukraine đã nói với các đối tác phương Tây rằng ông sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Latvia nếu không nhận được các đảm bảo an ninh "vững chắc" hoặc một con đường để gia nhập NATO.
Trong khi một số thành viên NATO liên tục ủng hộ Ukraine gia nhập liên minh, nhiều quốc gia nặng ký hơn như Đức vẫn tỏ ra thận trọng. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh NATO không thể "bàn về việc kết nạp thành viên mới giữa một cuộc chiến". Trước đó, Thủ tướng Olaf Scholz cũng đưa ra tuyên bố tương tự hồi tháng 5.
NATO lần đầu tiên hứa hẹn cho Ukraine gia nhập liên minh hồi năm 2008, và Kyiv chính thức nộp đơn hồi tháng 9.2022. Nga xem việc NATO tiếp tục mở rộng về phía đông là mối đe dọa an ninh và xem đây là một trong những lý do buộc Nga phải tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 2.2022.
Tổng thống Pháp Macron: Xung đột giúp NATO "thức tỉnh", cần đảm bảo an ninh cho Ukraine
Bình luận (0)