Bức xúc trước tình trạng gây ô nhiễm của bãi rác Da Lợn (trên địa bàn xã Minh Tân, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) và mỏ đá đang khai thác, người dân xã Gia Minh, H.Thủy Nguyên đã lập lán, dựng chốt ngăn các loại xe vào khu vực này.
Sáng 10.7, khi chúng tôi có mặt tại đây, một lán tạm đã được người dân dựng lên để ăn ở tại chỗ, ngăn xe ra vào. Ông Vũ Văn Cần (56 tuổi, ngụ thôn 1, xã Gia Minh) bức xúc nói: “Họ cứ mang rác vào đổ mà không xử lý gì cả, hôi thối kinh khủng, nước rác đen ngòm xả ồ ạt ra sông Thải, rồi chảy vào đồng ruộng, ao hồ, mương nước của chúng tôi”.
Ngày 17.4, Báo Thanh Niên có bài Rác đe dọa nguồn nước sinh hoạt ở Đà Lạt (Lâm Đồng), thì một ngày sau, các cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt cùng UBND P.8 và Trường ĐH Yersin đến hiện trường bàn phương án thu dọn bãi rác tự phát dọc đường Vòng Lâm Viên.
Theo phản ánh của người dân, xã Gia Minh hiện chưa có nước máy, mọi sinh hoạt đều từ nước mưa và nước sông Thải, thế nhưng sông lại đang bị bãi rác làm ô nhiễm. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng trong khoảng 2 tháng gần đây. Anh Lê Văn Hoàn (36 tuổi, ngụ xóm 1, thôn Đá Bạc, xã Gia Minh) cho biết: “Múc nước sông lên rửa đồ thì chỉ bẩn thêm và có mùi tanh hôi rất khó chịu. Những hôm nắng nóng, mùi hôi thối từ bãi rác theo gió ùa vào làng, khủng khiếp lắm. Xe rác thì ra vào rầm rập, đi đến đâu mùi hôi thối bay đến đó”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, do người dân ngăn cản xe chở rác vào bãi, nhiều ngày nay, rác thải trên địa bàn H.Thủy Nguyên không được thu gom mà đổ hết ra đường, gây mất vệ sinh. Cùng với bãi rác, hoạt động khai thác đá của Công ty TNHH Hoàng Nguyên (Hải Phòng) cũng gây khói bụi, tiếng ồn và làm hỏng đường. “Cùng một lúc, chúng tôi phải chịu cả ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, liệu chúng tôi sẽ sống ra sao?”, ông Phạm Văn Nguyện (58 tuổi, ngụ xóm 1, xã Gia Minh) than thở.
Do bội ước với dân ?
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, bãi rác tạm kể trên hình thành từ năm 2003, là nơi đổ rác của 18 xã trong huyện. Dù nằm trên địa bàn xã Minh Tân, nhưng đường vào bãi rác và mỏ đá đều đi qua xã Gia Minh, dẫn đến việc bị người dân xã này phong tỏa.
Lý giải về tình trạng này, ông Vũ Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Gia Minh, cho biết: “Thẩm quyền của xã chỉ là lắng nghe ý kiến người dân rồi phản ánh lên huyện. Về vụ người dân phong tỏa đường đi, ngày 6.7, Phó chủ tịch UBND H.Thủy Nguyên là ông Bùi Doãn Nhân đã xuống đối thoại với người dân. Trước mắt, cửa cống xả nước từ bãi rác ra sông Thải đã bị lấp, chính quyền cũng đề nghị người dân bỏ chốt, đợi phương án xử lý của chính quyền”.
Do bãi rác quá tải, gây ô nhiễm, người dân chặn xe chở rác, nên hoạt động thu gom, xử lý rác tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ngưng trệ hơn 10 ngày qua, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Trong khi đó, ông Lại Đức Long, Trưởng phòng TN-MT H.Thủy Nguyên, cho biết việc lập lán chặn xe bắt nguồn từ sự “bội ước” của Công ty TNHH Hoàng Nguyên, khi không trả tiền hỗ trợ môi trường cho người dân xã Gia Minh.
“Theo một cam kết, cứ vào 26.6 hằng năm, Công ty TNHH Hoàng Nguyên sẽ trả tiền ảnh hưởng môi trường, từ 1 - 2 triệu cho một số hộ dân xã Gia Minh, nhưng năm nay họ không trả, bà con đến hỏi lại bị bảo vệ mỏ đá gây sự khiến người dân tức giận chặn đường không cho xe chở đá ra vào. Bà con còn phát hiện nước thải từ bãi rác chảy ra sông Thải nên chặn cả xe rác luôn”, ông Long nói.
Về phương án xử lý, ông Long cho biết một đơn vị khác là Công ty kho vận Phú Hưng đã xây nhà máy xử lý rác thải cạnh bãi rác kể trên, nhưng chưa được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. “Chúng tôi sẽ có công văn gửi Bộ TN-MT xem xét phê duyệt để cơ sở này hoạt động, chấm dứt tình trạng ô nhiễm ở bãi rác tạm. Về phía đơn vị khai thác đá, UBND huyện cũng sẽ yêu cầu làm đúng thỏa thuận với người dân và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường”, ông Long nói.
Bình luận (0)