Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích dữ liệu của gần 7.800 phụ nữ. Thời điểm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của họ sớm muộn khác nhau, nhưng trung bình là ở năm 12 tuổi, theo Reuters.
Sau đó, những người này được phỏng vấn khoảng 4 lần, lần phỏng vấn đầu tiên là khi họ 16 tuổi, lần cuối cùng là năm 28 tuổi. Kết quả cho thấy những người dậy thì sớm hơn thì có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn vào những năm 20 tuổi.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có mối liên kết rõ rệt giữa dậy thì sớm với các vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những bé gái có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở độ tuổi từ 8 đến 10.
Các bé gái dậy thì sớm cũng có nhiều khả năng xuất hiện các vấn đề trong hành vi như trộm cắp, nói dối, nghiện ngập… Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến khi các em đến tuổi trưởng thành, nghiên cứu cho biết.
tin liên quan
Vì sao hạt bí đỏ trở thành 'siêu thực phẩm' cho đàn ông?“Thật thú vị khi biết được rằng tuổi dậy thì ở bé gái có mối liên hệ chặt chẽ giữa các triệu chứng trầm cảm và hành vi chống đối xã hội trong giai thiếu niên và trưởng thành”, nhà khoa học Jane Mendle, tác giả nghiên cứu tại Đại học Corne (Mỹ), nói.
Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng những thay đổi lớn ở tuổi dậy thì, nhất là khả năng tự nhận thức và cảm xúc, là một một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất trong đời người.
Việc trưởng thành về thể chất dẫn đến những thay đổi trong vai trò xã hội cũng như các mối quan hệ sẽ làm xáo trộn cuộc sống các em.
Đặc biệt, những thay đổi ở não khiến sức khỏe tinh thần của các em rất dễ gặp vấn đề, theo Reuters.
Bình luận (0)