Để học sinh không sợ môn toán: Phụ huynh hiến kế khi 'hãi hùng' dạy con

14/11/2022 09:09 GMT+7

Từng là một học sinh khá môn toán nhưng khi dạy toán lớp 8 cho con gái mình phải nói thật là tôi thấy rất 'hãi hùng'.

Chương trình cơ bản tôi không thấy có vấn đề gì nhưng phần bài tập rất rối rắm. Đáng ra đa phần phần bài tập chỉ dừng quanh chủ đề chính thì lại sa đà vào toán mẹo, là thứ toán mà giáo sư Phùng Hồ Hải nói là chập nhiều bài toán lại với nhau, hằng đẳng thức nối với lấy nhân tử, lấy nhân tử lại nối với đảo dấu...

Kết quả bài toán nhiều lúc rất “gọn” và “đẹp” nhưng tôi chắc rằng đây là thứ mà người soạn bài cố bày ra chứ những kết quả kiểu này có thể nói là không bao giờ gặp trong cuộc sống và công việc.

Đừng xem toán là khuôn vàng thước ngọc mà làm toán trở nên xa xỉ. Toán là thứ cần học nhưng không phải là phương tiện duy nhất đánh giá con chúng ta thành tài hay thông minh hay không

Phụ huynh Nguyễn Trung Dũng

Vốn là người đi làm thiết kế và có lẽ là một trong số rất ít người dùng toán trong công việc, tôi có thể nói toán là quan trọng để hiểu các hiện tượng tự nhiên, có cùng mặt bằng hiểu biết và ngôn ngữ chung với các đồng nghiệp ở các nền giáo dục khác. Thế nhưng, những công việc này không cần mẹo giải toán; không bao giờ có và cũng không cần đáp án “đẹp” mà chỉ cần có đáp án là tốt rồi.

Chúng ta nên xem toán là công cụ giải quyết các vấn đề thực tế hơn là một thú vui của một nhóm nhỏ học sinh có năng lực đặc biệt

ĐÀO NGỌC THẠCH

Để học toán thực sự thú vị, tôi nghĩ ở chương trình phổ thông, chúng ta nên đi ngược lại việc toán dùng để làm gì trong chương trình phổ thông, tức là ta nên coi toán là công cụ giải quyết các vấn đề thực tế hơn là một thú vui của một nhóm nhỏ học sinh có năng lực đặc biệt.

Trong chương trình phổ thông, ta thấy toán dùng trong các môn tự nhiên là chính gồm: vật lý, hoá học, sinh học và những ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta có thể lấy đây là "kim chỉ nam" cho môn toán nhằm cung cấp cho các học sinh một hành trang vừa đủ để tiếp nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội.

Trong thi cử, học sinh chỉ cần học tiết toán là hoàn toàn có thể giải các bài vật lý, hoá học dễ dàng mà không cần nhân đôi thời lượng học toán. Trong hành trình này, toán vẫn phải là toán, toán có ngôn ngữ của toán và chúng ta không thể biến chúng thành tiết vật lý hay hoá học nâng cao. Tôi thấy rất khó hiểu khi việc lập công thức hóa học lại thành bài giải hệ phương trình.

Theo tôi, bản thân thầy cô cũng nên thay đổi cách dạy, cách ra đề và nên sưu tầm những bài ứng dụng toán nhiều hơn trong thực tế. Những bài kiểu này trong kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, cuộc sống rất nhiều và hoàn toàn có thể tìm thấy bằng Google.

Chính những bài toán này sẽ giúp các thầy cô và hệ thống giáo dục của chúng ta phân biệt học sinh nào thông minh hơn học sinh nào. Lúc chấm điểm, các thầy cô nên chú trọng vào các ý tưởng chính hơn là những sai lầm lặt vặt, lỗi trình bày mà hủy diệt thành quả của các cháu.

Cuối cùng, tôi mong rằng gia đình và nhà trường, kể cả trường đại học dũng cảm bước ra khỏi lối mòn, đừng xem toán là khuôn vàng thước ngọc mà làm toán trở nên xa xỉ. Toán là thứ cần học nhưng không phải là phương tiện duy nhất đánh giá con chúng ta thành tài hay thông minh hay không.

Để học sinh không sợ môn toán

Để học sinh không sợ môn toán: Hãy cho con trải nghiệm một môn khác!

Để học sinh không sợ môn toán: Vẻ đẹp toán học khởi nguồn từ người thầy

Để không sợ môn toán: Học sinh kiến nghị gì?

Để học sinh không sợ môn toán: Sự tự tin đến từ giáo viên

Vì sao học sinh thấy học toán quá khó?

Để môn toán không còn là nỗi hãi hùng: Phải để trẻ thấy gần gũi

Đừng để mỗi giờ học toán là một nỗi hãi hùng

Đừng để mỗi giờ học toán là một nỗi hãi hùng: Phải thay đổi từ thi cử

Bạn đọc đồng loạt ‘tố' vì sao môn toán là nỗi hãi hùng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.