Trước khi bước sang phần tranh luận, Hội đồng xét xử (HĐXX) mời Viện Kiểm sát nhân dân trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo trong vụ án gian lận thi cử này.
Cùng tội danh, Vũ Trọng Lương (41 tuổi), nguyên Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, bị đề nghị từ 7-8 năm tù, tính từ 20.7.2018.
Về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, bị cáo Triệu Thị Chính (51 tuổi, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Giang), bị đề nghị 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, kèm hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục từ 1-2 năm, kể từ khi chấp hành phạt xong.
Bị cáo Phạm Văn Khuông (60 tuổi, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo) bị đề nghị 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 2-3 năm.
Bị cáo Lê Thị Dung, nguyên là Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, bị đề nghị từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, thời hạn từ ngày bị cáo đi thi hành án.
|
Trước đó, tại phiên toà, một số tình tiết dư luận đặc biệt quan tâm nhưng chưa được làm rõ, như vai trò của ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kì thi tốt nghiệp THPT Hà Giang năm 2018. Ông Quý đã nhắn tin chỉ đạo cho Nguyễn Thanh Hoài để can thiệp vào việc nâng điểm.
Bên cạnh đó, việc tất cả các bị cáo khai nhận chỉ nâng điểm do quan hệ, không phải vì lợi ích vật chất, cũng hết sức thiếu thuyết phục. Dư luận cũng bức xúc khi phiên toà chỉ đưa các thầy, cô ra vành móng ngựa nhưng không mở rộng điều tra trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Hà Giang, trong đó có nguyên Bí thư Triệu Tài Vinh, người đã có con gái được nâng điểm trong kỳ thi này.
Ngoài ra còn có bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, nhờ nâng điểm cho con; bà Chúng Thị Chiên, Phó chủ tịch HĐNQ tỉnh; bà La Thị Thúy Chinh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tỉnh…
Bình luận (0)