Rốn
Mùi hôi ở rốn có thể là do vận động nhiều nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tiết dịch có mùi cũng là một triệu chứng.
Ráy tai
Nếu ráy tai có mùi hoặc có dịch, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc có vật gì đó mắc kẹt trong tai, đặc biệt là với trẻ em.
Mùi hơi thở
Những thay đổi trong mùi của hơi thở có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm xoang, bệnh nướu răng, trào ngược a xít, hội chứng Sjogren.
Mùi hôi cũng tùy vào loại bệnh. Bệnh nướu răng có thể làm hơi thở có mùi kim loại, trong khi bệnh tiểu đường có thể khiến hơi thở có mùi trái cây.
Phân
Nếu phân có mùi nặng hơn bình thường và kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng hoặc buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Một số vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Giardiasis là một loại tiêu chảy khiến phân có mùi hôi bất thường, theo Web MD.
Nước tiểu
|
Nước tiểu chủ yếu là nước, ít hoặc không có mùi. Nếu thường xuyên ngửi thấy mùi khai của amoniac, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần nhiều nước hơn. Một số loại thực phẩm như măng tây có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), viêm bàng quang và bệnh tiểu đường loại 2 không kiểm soát được có thể gây ra mùi bất thường.
Mùi “vùng kín”
Mùi hôi tanh hoặc khó chịu dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh khác, đặc biệt nếu đi kèm với ngứa, rát hoặc tiết dịch. Viêm âm đạo do vi khuẩn là lý do phổ biến nhất.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trichomonas cũng gây ra mùi.
Tuy nhiên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như chlamydia và bệnh lậu thường không có mùi.
Mặc dù ít gặp, ung thư cổ tử cung hoặc “vùng kín” cũng có thể làm thay đổi mùi “vùng kín”, theo Web MD.
Bình luận (0)