Góc ký họa

Dinh Toàn quyền và nghi án bắt sống quan chức Pháp qua đường hầm bí mật

13/10/2024 07:45 GMT+7

Cách trung tâm TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) chừng 2 km, Dinh 2 từng là đầu não bộ máy cai trị của Pháp tại Đông Dương giai đoạn 1940-1945, gắn liền với nhiều giai thoại liên quan đến đường hầm bí mật.

Nằm trên đồi thông diện tích 26 ha nhìn xuống hồ Xuân Hương, Dinh 2 do các KTS người Pháp là A.T.Kruzé, D.Veyssere, A.Léonard thiết kế và P.Foinet trang trí nội thất, hoàn thành năm 1937. Đây là nơi Toàn quyền Đông Dương Decoux (1884-1963) thường sống và làm việc vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 (nên còn được gọi là Dinh thự mùa hè).

Dinh Toàn quyền và nghi án bắt sống quan chức Pháp qua đường hầm bí mật- Ảnh 1.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Công trình gồm hầm, trệt và một lầu, có 25 phòng được bài trí sang trọng. Không còn sự đối xứng, trang trí "rườm rà" của trường phái cổ điển như các biệt thự kiến trúc Pháp thời đó, Dinh 2 có bố cục hình khối linh động, đường nét hiện đại, mặt ngoài phủ đá rửa (khá giống với kiến trúc hiện đại miền Nam VN nửa sau thế kỷ 20).

Dinh Toàn quyền và nghi án bắt sống quan chức Pháp qua đường hầm bí mật- Ảnh 2.

Lối lên Dinh 2 - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Giàn dây leo ở vườn hoa Dinh 2 - ký họa của KTS Linh Hoàng

Giàn dây leo ở vườn hoa Dinh 2 - ký họa của KTS Linh Hoàng

Đây vừa là nơi ở, làm việc, vừa là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng nên để bảo đảm an toàn, Toàn quyền Decoux đã cho xây tầng hầm kiên cố, nối với hệ thống đường hầm bí mật nhiều ngóc ngách, nhánh rẽ qua Dinh 1 và một số biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay.

Dinh Toàn quyền và nghi án bắt sống quan chức Pháp qua đường hầm bí mật- Ảnh 7.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Có giả thuyết cho rằng đường hầm này do người Nhật đào nhằm chuẩn bị cho cuộc đảo chính năm 1945, bắt sống các quan chức Pháp. Lúc sinh thời, hầu cận thân tín của vua Bảo Đại là ông Nguyễn Đức Hòa có kể rằng ông đã đi sâu vào trong đường hầm này và thấy có những đoạn rễ cây đâm tua tủa. Theo ông, đó là vì quân Nhật sợ chặt rễ sẽ làm cây chết hàng loạt và quân Pháp sẽ nghi ngờ.

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Một góc Dinh 2 - ký họa của KTS Linh Hoàng

Một góc Dinh 2 - ký họa của KTS Linh Hoàng

Nắng giữa rừng thông - ký họa của KTS Hoàng Dũng

Nắng giữa rừng thông - ký họa của KTS Hoàng Dũng

Thông già Dinh 2 - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Thông già Dinh 2 - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Đặc biệt, Dinh 2 còn giữ món quà của vua Bảo Đại tặng Toàn quyền Đông Dương, đó là bức bình phong cổ (bảo vật cung đình từ thời vua Tự Đức) ghép bằng 10 tấm gỗ quý hiếm (0,45 m x 3 m). Hai mặt bình phong được trang trí bằng các bài thơ cổ được khắc bằng chữ Hán theo hình chiếc quạt giấy, của vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh… và tranh bình hoa, bàn ghế, lầu, vườn chốn cung đình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.