Mới đây, Trung tâm bảo trợ xã hội Nhà May Mắn thuộc tổ chức Maison Chance do cô Tim Aline Rebeaud sáng lập, đã khánh thành tại xã Đắc Sôk, H.Krông Nô (Đắk Nông).
Đây là trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ em và người khuyết tật với kinh phí đầu tư gần 2,5 triệu USD (khoảng 55 tỉ đồng). Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm sẽ đón nhận, cưu mang miễn phí khoảng 300 trẻ em nghèo người dân tộc, mồ côi và khuyết tật đến đây học tập, ăn ở miễn phí.
Trong số này sẽ có 30 em bại não, 30 em khuyết tật ngồi xe lăn, 30 em mồ côi. Hiện trung tâm đã đón nhận 165 em đến sinh sống và học tập.
Ở trung tâm sẽ có nhiều biện pháp chữa trị tiên tiến để giúp các em phục hồi cả thể lực lẫn trí não. Đáng chú ý, ở đây nuôi nhiều động vật, đặc biệt là ngựa để hỗ trợ trị liệu cho người khuyết tật. Đây là phương pháp trị liệu hiệu quả được thế giới công nhận nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam.
Một số hình ảnh về Trung tâm bảo trợ xã hội Nhà May Mắn:
Dự án trung tâm bảo trợ xã hội sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc miễn phí gần 300 em nhỏ, trong đó phần lớn là các em đồng bào dân tộc, mồ côi và nghèo khó. Hiện trung tâm đã nhận chăm sóc 165 em nhỏ
|
Xã Đắc Sôk, H.Krông Nô (Đắk Nông) - nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc cư ngụ
|
Trung tâm do cô Tim Aline Rebeaud (áo đỏ), người Thụy Sĩ thành lập. Cách đây 26 năm, mới ngoài 20 tuổi, như một cơ duyên khi đi du lịch vòng quanh thế giới, cô đã tình nguyện ở lại VN thành lập Nhà may mắn có trụ sở tại P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân (TP.HCM) giúp đỡ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật bị bỏ rơi và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau nhiều năm gắn bó với Việt Nam, cô Tim đã nhập quốc tịch Việt Nam với tên gọi là Hoàng Nữ Ngọc Tim. Các em nhỏ ở Nhà may mắn gọi cô với cái tên trìu mến là "mẹ Tim"
|
Các em sẽ được trung tâm nuôi dưỡng, dạy học miễn phí. Trong ảnh là các em lớp 1 đang học tại trung tâm
|
Một học sinh lớp 1 đang sinh sống và học tập tại trung tâm
|
Bữa ăn của các em ở trung tâm
|
Mỗi phòng khoảng 20 m2 sẽ có khoảng 8 em nhỏ. Các em được trung tâm chăm sóc rất chu đáo và hỗ trợ đầy đủ những trang thiết bị thiết yếu
|
Mỗi em 1 giường với đày đủ nệm, gối, mùng mền. Các em nhỏ ngủ trong giờ nghỉ trưa
|
Ở đây ngoài việc được chăm sóc chu đáo, các em được rèn luyện, giáo dục về ý thức từ nhỏ. Một em nhỏ tự lau dọn phòng ở của mình
|
Điểm nhấn của trung tâm vẫn là chăm sóc, nuôi dưỡng các em em nhỏ khuyết tật và bại não. Trong ảnh là một lớp học dành cho trẻ khuyết tật gồm 8 em. Do mỗi em có những nhận thức khác nhau nên ngoài giờ học chung, cô giáo phải kèm riêng cho phù hợp với nhận thức của từng em
|
Bé Nông Thị Thu Hà (11 tuổi), người dân tộc Nùng, bị bại não vào sinh sống ở trung tâm được 1 năm. Trong ảnh em Hà đang học viết chữ ở lớp học chuyên biệt
|
Sau giờ học, các em nhỏ khuyết tật được cô giáo dẫn tham quan khuôn viên trung tâm và hòa nhập với thiên nhiên
|
Một số em được học bơi như một phương pháp trị liệu giúp hồi phục cơ chân và tay
|
Bơi là liệu pháp chữa trị rất tốt đối với các em khuyết tật
|
Trung tâm nuôi các chú ngựa để điều trị cho các em nhỏ khuyết tật
|
Các em nhỏ khuyết tật vào buổi sáng và chiều sẽ được tiếp xúc với các chú ngựa để giúp cải thiện về nhận thức, hòa mình với thiên nhiên
|
Một em nhỏ rất thích thú khi cho ngựa ăn cỏ
|
Em Nông Thị Thu Hà được đánh giá hồi phục khá nhanh sau khi vào trung tâm
|
Một em nhỏ bại não bỗng dưng nhớ gia đình trong giờ học khiến cô giáo phải dỗ dành
|
Các em nhỏ khuyết tật trong giờ xem ti vi
|
Thích thú khi xem những hình ảnh của mình qua điện thoại
|
Ở trung tâm cũng nhận nuôi dưỡng một số người lớn bị khuyết tật và bại liệt
|
Anh Đỗ Minh Tâm (46 tuổi), bị liệt tứ chi đang vẽ tranh. Trước đây anh Tâm sinh sống ở Nhà May Mắn ở TP.HCM và mới được chuyển lên trung tâm này.
|
Trung tâm đón nhận rất nhiều tình nguyện viên người nước ngoài tới hỗ trợ và chăm sóc người khuyết tật
|
Mẹ Tim giới thiệu với Tổng lãnh sự Thụy Sỹ (người đang cầm máy điện thoại chụp ảnh) và quan khách trong ngày khánh thành trung tâm
|
Bình luận (0)