Theo báo cáo trên chuyên san American Journal of Epidemiology, cam thảo có vị ngọt tự nhiên từ glycyrrhizin, hóa chất có thể gây hại cho thai nhi nếu được hấp thụ với số lượng nhiều trong quá trình thai nghén.
Glycyrrihizin có tác dụng làm tăng ảnh hưởng của hormone gây stress cortisol bằng cách ức chế enzyme vô hiệu hóa hormone này. Bên cạnh đó, glycyrrhizin còn có thể làm tăng huyết áp và rút ngắn thời gian mang thai, tức gây sinh non. Tuy nhiên, ảnh hưởng về dài hạn đối với thai nhi vẫn chưa được tìm hiểu cho đến mới đây.
Các chuyên gia Phần Lan đã so sánh 378 đối tượng mới 13 tuổi, có mẹ ăn nhiều cam thảo trong lúc mang bầu (được xác định là hơn 500 mg/tuần), và nhóm có mẹ ăn ít hoặc không đụng đến cam thảo khi mang thai (ít hơn 249 mg/tuần). Kết quả cho thấy nhóm đầu tiên thể hiện kém hơn trong các bài kiểm tra về nhận thức và lập luận so với nhóm còn lại. Sự khác biệt giữa hai nhóm khá đáng kể, dẫn đến kết quả về IQ chênh nhau đến 7 điểm.
tin liên quan
Top các bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất tại TP.HCMTop 5 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất là các bệnh viện: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, Viện Y dược học dân tộc và Nhi đồng 1.
tin liên quan
Lần đầu tiên TP.HCM công bố Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh* Bảng xếp hạng chất lượng các bệnh viện
Quy trình báo động đỏ cứu sống các bệnh nhi bị đâm xuyên não, đâm thủng tim phổi,... của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận giải nhất Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh.
tin liên quan
Thời tiết bất thường, nhiều người lớn tuổi bị viêm phổi cấp nặng mà không biếtChỉ mệt, ho vài tiếng, không sốt nhưng khi nhập viện, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã bị viêm phổi nặng, có thể biến chứng trầm trọng, không qua khỏi.
Bình luận (0)