Ngoài ra, chính phủ Philippines vừa đạt được thỏa thuận hòa bình với lực lượng Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, mở ra triển vọng phát triển cho khu vực Mindanao giàu tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, nếu ông Aquino đề nghị New Zealand và Úc tăng cường đầu tư khu vực trên thì hai nước này chắc chắn cũng rất muốn có phần trong nhu cầu phát triển ở đó.
Tuy nhiên, nếu đối tác kinh tế thương mại dễ kiếm, thì Tổng thống Aquino lại khó tìm đồng minh quân sự và an ninh trong chuyến thăm lần này.
Ông muốn Canberra chấp thuận đề nghị trở thành đối tác chiến lược của Manila như Philippines đang có với Mỹ và Nhật Bản. Ẩn ý của đề nghị này là Philippines muốn được Úc hậu thuẫn về vấn đề chính trị an ninh ở Đông Nam Á, đặc biệt trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên, vì không muốn quan hệ với Trung Quốc bị ảnh hưởng nên cả Úc lẫn New Zealand đều chưa sẵn sàng chiều ý Philippines. Cho nên, với chuyến đi này, ông Aquino có thể dễ dàng đạt được mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Úc và New Zealand. Thế nhưng, ông rất khó thuyết phục họ chấp nhận nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự và an ninh với Manila.
La Phù
>> Úc, Philippines bắt đầu tập trận hải quân
>> Hải quân Philippines, Úc diễn tập về an ninh biển
>> Philippines và Trung Quốc thảo luận về quan hệ song phương
>> Mỹ đặt căn cứ tại Philippines
>> Tăng cường hợp tác Việt Nam - Philippines
>> Philippines ký thỏa thuận hòa bình với quân ly khai
>> Philippines, Mỹ tập trận đổ bộ
>> Thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Philippines
>> Philippines đạt được thỏa thuận hòa bình với phiến quân Hồi giáo
>> Lính thủy đánh bộ Philippines chuyển sang bảo vệ biển đảo
Bình luận (0)