Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt những biện pháp cấm vận khắc nghiệt lên Nga kể từ sau khi xung đột bùng nổ ở Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen nói sẽ còn thêm những đòn cấm vận mới:
"Nhiều biện pháp đã được thực hiện rồi, nhưng chắc chắn là chưa đủ".
Và khói EU vẫn nhập khẩu lượng hàng hóa Nga trị giá tới 185 tỉ USD trong thời gian từ tháng 3.2022 đến tháng 1.2023.
Con số này lớn hơn nhiều so với viện trợ dành cho Ukraine.
Vậy châu Âu còn nhập khẩu gì từ Nga?
Liên minh châu Âu đã cấm vận dầu và than Nga… trong khi Moscow cắt nguồn cung khí đốt qua đường ống.
Nhưng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lại là chuyện khác.
Xuất khẩu LNG từ Nga sang châu Âu đã tăng gần 40% kể từ khi xung đột bắt đầu, dù vẫn còn xa mới bù đắp được lượng khí đốt qua đường ống đã mất đi.
Công nghiệp hạt nhân Nga không bị cấm vận, một phần là do phản đối từ Bulgaria và Hungary.
Năm 2022, EU nhập khẩu mặt hàng liên quan trị giá trên 800 triệu USD.
Pháp đã phải bác bỏ các báo cáo từ tổ chức Hòa bình xanh, cáo buộc nước này tăng mạnh nhập khẩu uranium được làm giàu giàu từ Nga để dùng cho nhà máy điện hạt nhân.
Liên minh châu Âu nhập từ Nga lượng kim cương trị giá 1,5 tỉ USD trong năm 2022.
Ngành kinh doanh này, cũng như công ty quốc doanh khai thác kim cương Alrosa của Nga, đều chưa bị cấm vận.
Nhưng EU, Mỹ và nhóm G7 đang tìm cách xác lập một hệ thống theo dõi để lọc ra kim cương Nga.
Nhập khẩu phân bón từ Nga vào EU đạt tổng cộng khoảng 2,8 tỉ USD năm 2022 - tăng hơn 40% về giá trị do giá tăng.
Các nguyên liệu thô khác vẫn tiếp tục được mua bán, bao gồm nikel.
Nikel được dùng để làm thép không rỉ, và nhập khẩu nikel vào EU tăng gần gấp rưỡi về giá trị trong năm 2022.
Ngoài ra, một số cái tên lớn chưa được đưa vào danh sách cấm vận của EU.
Nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 Nga Lukoil là một ví dụ.
Một ví dụ khác là Gazprombank, nhánh tài chính của tập đoàn năng lượng Gazprom.
Hiện nay, đang có nhiều tiếng nói từ phương Tây đòi hỏi cấm vận các cá nhân, tổ chức và quốc gia đang hỗ trợ lách cấm vận.
Bình luận (0)