Giá heo hơi đang giảm mạnh về mức 60.000 đồng/kg |
Đinh đang |
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi giảm 1.000 đồng/kg trong ngày hôm nay. Cụ thể, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình cùng đưa giao dịch xuống chung mức 64.000 đồng/kg. Mức giá thu mua cao nhất trong khu vực là 67.000 đồng/kg tại Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Bình.
Thương lái tại Tuyên Quang và Hà Nội hiện giao dịch với giá 62.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại ổn định ở mức 65.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây nguyên cũng hạ nhẹ một giá so với cuối tuần trước. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, thương lái tại Lâm Đồng hiện thu mua heo hơi với giá 59.000 đồng/kg, cùng với Ninh Thuận.
Tương tự, mức giá được ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa sau khi giảm 1.000 đồng/kg là 63.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Tại miền Nam, giá heo hơi đồng loạt đi ngang. Các tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng đang thu mua heo hơi lần lượt là 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg. Hai tỉnh Cà Mau và Long An lần lượt neo tại mức 63.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại vẫn giao dịch ổn định trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo mảnh niêm yết tại hệ thống Porkshop (Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam là 76.000 đồng/kg).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), đến nay đã có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với tổng vốn 2,2 tỉ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào mảng thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, gà, bò; giết mổ, chế biến; xử lý môi trường…
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đều phát triển toàn diện nên tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đạt từ 4 - 5%. Cục Chăn nuôi cho biết, trong vài năm tới, chăn nuôi Việt Nam sẽ có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa bởi làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt là các dự án lớn áp dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị khép kín, có chế biến sâu của Công ty cổ phần C.P, TH, Dabaco, De Heus, Masan…
Với xu hướng này, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp ngày càng tăng, trong khi số cơ sở chăn nuôi nông hộ thì giảm dần.
Điển hình trong chăn nuôi lợn, cả nước hiện chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm. Riêng giai đoạn 2019 - 2021, cơ sở chăn nuôi nhỏ, quy mô nông hộ giảm từ 15 - 20% do bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các loại dịch bệnh mới nổi như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng…
Bình luận (0)