“Không có tiền lo cha mẹ bữa cơm cuối cùng tươm tất”
Đó là câu chuyện nghẹn ngào của cô Kim Duyên, giáo viên (GV) một trường tư thục ở Q.Tân Phú (TP.HCM). Lúc ban tổ chức một chương trình hỗ trợ GV mầm non tư thục gọi đến để phỏng vấn trước khi trao hỗ trợ cũng là lúc cô Duyên đang suy sụp trước cái chết của cha mẹ mình.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến ngày 11.9, tổng số cán bộ, GV, nhân viên, người lao động ngành giáo dục TP bị mất việc làm là 12.341 người. Trong đó, bậc mầm non ảnh hưởng nhiều nhất với 10.129 người (chiếm 82,08%), họ bị hủy hoặc hoãn hợp đồng.
|
2 tháng, rồi trẻ nghỉ học phòng dịch từ đầu tháng 5 tới nay, cũng chừng đó thời gian cô mất nguồn thu nhập.
Trường đóng cửa, TP.HCM dịch bùng phát và phải liên tục thực hiện các chỉ thị giãn cách nên cô Kim Duyên cũng không thể tìm kiếm một công việc nào khác. Nguồn thu nhập của cả gia đình dựa vào tiền lương GV ít ỏi nên được tháng nào tiêu hết tháng đó.
"Trẻ nghỉ học gần 5 tháng, nguồn tiền tiết kiệm cũng tiêu hết. Tích được một vài chỉ vàng, nhưng vì dịch đến vàng cũng không đi bán được, nên khi cả gia đình mắc Covid-19, tôi phải chạy vạy nhiều nơi để lo cho cha mẹ nhưng chẳng thấm vào đâu. Nếu được hỗ trợ sớm hơn một chút, tôi đã có thể mua được đồ ăn, chuẩn bị cho cha mẹ một bữa cơm cuối tươm tất trước khi họ đi", cô Duyên khóc nức nở chia sẻ với PV Thanh Niên.
Mong được một bữa cơm có thịt, cá
Là một trong hàng nghìn GV bị mất việc bởi dịch Covid-19, điều mong mỏi nhất của cô Y Bar (người dân tộc Gia Rai, Lâm Đồng) là “được một bữa cơm có thịt, cá”. Hai tháng nay cả nhà chỉ ăn cơm với rau, thỉnh thoảng có được chục quả trứng từ các chương trình hỗ trợ.
“Chỉ khi con thật thèm mới cho uống sữa”Chồng nghỉ không lương vì không có việc nhưng giãn cách xã hội, phải ở lại công ty dưới Bến Tre suốt mấy tháng nay nên Võ Thị Vân Anh, nhân viên Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một mình chăm lo 2 con nhỏ trong phòng trọ gần trường.
Vân Anh trở thành nhân viên của Trường THPT Dương Văn Thì cách đây 2 năm. Được trường ký hợp đồng nhận công việc vệ sinh trường lớp, tham gia các hoạt động phục vụ bán trú… Ngoài mức lương cơ bản hơn 3 triệu đồng, mỗi tháng nhà trường trả cho các công việc được phân công thêm, tính ra thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Nhưng từ tháng 5, khi dịch bùng phát, học sinh ngừng đến trường, nhà trường không còn hoạt động dạy học nên thu nhập cũng ảnh hưởng. Trường phát lương cơ bản đến hết tháng 7 và thông báo ngừng hợp đồng từ tháng 8, chờ đến khi học sinh đi học trở lại thì tiếp tục công việc.
“Hai tháng nay không còn thu nhập, dành dụm được chút tiền tiết kiệm thì nay lấy ra trả tiền thuê phòng, tiền ăn cho 3 mẹ con, tiền sữa cho con… Trước đây, em ráng lo cho con mỗi ngày một hộp sữa để đảm bảo sức khỏe, nhưng nay chỉ khi con thật thèm em mới cho uống. Còn lại 3 mẹ con cơm canh qua ngày”, Vân Anh nói.
Bích Thanh |
Trước đó, Y Bar là GV mầm non của Nhóm trẻ Cánh thiên thần (P.An Thạnh, TP.Thuận An, Bình Dương) với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đầu tháng 6, Bình Dương đóng cửa trường mầm non cũng là lúc cô Y Bar và đồng nghiệp không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào khác. Chồng cô làm công nhân, 2 tháng nay cũng thất nghiệp do khu phòng trọ bị phong tỏa.
Nhà hai miệng ăn, cùng với chi phí nuôi con nhỏ, tiền nhà trọ… khiến cho cuộc sống của vợ chồng Y Bar vốn đã rất khó khăn càng trở nên ngặt nghèo. Bạn bè, gia đình hai bên ai cũng khó khăn nên cô cũng không dám vay mượn.
“Trước đây chưa dịch thì lương của hai vợ chồng đủ trang trải cuộc sống, nhưng 4 - 5 tháng nay hai vợ chồng mình phải chắt bóp nhưng cũng đã chi tiêu hết những đồng tiết kiệm còn lại. Khu phòng trọ phong tỏa, trước đó có được chính quyền hỗ trợ một ít gạo và rau củ nên hai vợ chồng ăn qua ngày. Còn thịt cá rất lâu rồi không có, phần vì nhà trọ bị phong tỏa, phần vì nhà hết tiền không dám mua. Mẹ ăn uống tiết kiệm nên sữa của con cũng ít đi. Cuộc sống chưa bao giờ khốn khổ đến vậy”, cô Y Bar tâm sự.
Trong khi đó, không chỉ mất việc gần 5 tháng nay, Trần Võ Thanh Trâm, GV Trường mầm non Bánh Táo (Q.6, TP.HCM), cho biết 4 người thân trong đại gia đình mất vì dịch Covid-19. Trâm là con một, cha mẹ cô trước đó làm nghề bán thịt heo. Khi TP thực hiện giãn cách xã hội, chợ và trường học đóng cửa nên cả gia đình đều rơi vào cảnh mất việc.
“Là thu nhập chính của gia đình, mỗi tháng thu nhập của em khoảng 5,5 triệu đồng nhưng dịch ập đến khiến mọi thứ trở nên chật vật hơn nhiều. Thậm chí đã có lúc nhà em hết sạch gạo và đồ ăn trong nhà, chưa bao giờ em nghĩ lại có lúc khó khăn đến vậy”, nữ GV 21 tuổi nói.
Những cuộc gọi đầy nước mắt
Là trưởng ban thẩm định hồ sơ của Chiến dịch gây quỹ hỗ trợ GV mầm non 1000+1, cô Nguyễn Ngọc, Tổng hiệu trưởng của hệ thống mầm non Anvillage (Hà Nội), cho biết mỗi ngày nhóm thẩm định, gọi phỏng vấn khoảng 200 người đến từ rất nhiều tỉnh thành, nhưng nhiều nhất vẫn là GV mầm non tư thục của TP.HCM.
“Trong đó, có những hoàn cảnh khiến cả hai bên không thể cầm được nước mắt, người được phỏng vấn khóc khi kể lại hoàn cảnh của mình, còn chúng tôi khóc vì không cầm lòng được. Họ khổ đến mức không lo nổi tiền ăn, tiền sữa cho con mới phải gọi điện đến chương trình. Có những cuộc gọi, tôi phải xin phép tạm dừng, sau đó nhờ người khác tiếp tục… Phải tận mắt chứng kiến, tìm hiểu những hoàn cảnh như vậy mới thấy sự tàn phá của dịch Covid-19 khủng khiếp đến mức nào. Họ mất công việc, mất thu nhập, mất người thân… và rất chông chênh khi không có ai hỗ trợ lúc ngặt nghèo nhất”, cô Nguyễn Ngọc kể.
Có những người, cả gia đình thất nghiệp và họ lại đang mắc Covid-19 nên câu chuyện được GV kể trong sự nghẹn ngào, bất lực. Bản thân họ không biết phải tiếp tục sống những ngày tới thế nào… Có những cô giáo đã mồ côi cha mẹ, lại nuôi em trai ăn học, khi dịch ập đến chị em họ đến tiền nhà, tiền ăn cũng không thể trang trải…
“Có một GV, khi tôi gọi đến để thẩm định thì câu đầu tiên bạn ấy nói là: “Chị ơi, cuối cùng bên chị cũng gọi rồi, hơn một tuần nay con em đã không còn sữa uống, chị gọi là em sống rồi”. Nhìn cảnh cô ấy đang ngồi trong căn phòng trọ nhỏ xíu, tay phải ôm con mà chúng tôi rất đau lòng”, cô Ngọc kể thêm.
Hiện sau gần 2 tháng hoạt động, dự án này nhận khoảng 3.000 hồ sơ đăng ký của GV mầm non nhưng do nguồn kinh phí có hạn, mới chỉ giải ngân được khoảng 400 hồ sơ.
Ở TP.HCM, hiện các cấp khác đã vào học trực tuyến thì riêng bậc mầm non trẻ vẫn chưa biết ngày nào mới được quay trở lại trường, và hàng nghìn GV vì vậy cũng không biết đến khi nào mới có việc trở lại. (Còn tiếp)
Bình luận (0)