Dừng bán hàng tại chỗ do lây nhiễm Covid-19: 'cung đường ẩm thực' của giới trẻ ra sao?

Lê Thanh
Lê Thanh
22/05/2021 13:21 GMT+7

Sau khi UBND chỉ đạo dừng bán hàng tại chỗ đối với các hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố để phòng dịch Covid-19 trong cộng đồng, những “cung đường ẩm thực” của giới trẻ sẽ ra sao?

Trái ngược với cảnh người ngồi ăn uống san sát và nhộn nhịp như trước đây, những hàng quán ăn uống trên đường Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn mở cửa nhưng đìu hiu vì không có khách do dừng bán hàng tại chỗ. Thi thoảng chỉ có vài người đến mua để mang về nhà.
Khung cảnh thì rất đìu hiu vì tại các hàng quán ăn uống trên đường Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Lê Thanh

Có mặt trước quán ăn Hồng Phúc (109 Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vào chiều tối 21.5, chúng tôi nhận thấy biển thông báo: “Quán vẫn bán mang về, giao tận nhà trong phạm vi 3km, kèm số điện thoại”.

Trước quán ăn Hồng Phúc (109 Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), có treo tấm băng rôn với dòng chữ: “Quán vẫn bán mang về, giao tận nhà trong phạm vi 3km, kèm số điện thoại…”.

Lê Thanh

 

Quán chuyên bán các món như: cơm gà xối mỡ, bò lúc lắc, mì xào giòn...bán cho khách mang về

Lê Thanh

Đứng ngoài đường gọi một phần cơm chiên hải sản mang về với giá 45.000 đồng, Lê Hải Minh, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Quán này bình thường đông lắm vì họ bán rất nhiều món và giá cả cũng bình dân, nhưng quán vắng khách vì dịch Covid-19".

Quán Bánh canh cua Mạ Tôi (86 Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vắng khách. Ảnh chụp vào chiều 21.5

Lê Thanh
Đứng trên vỉa hè tại quán Bánh canh cua Mạ Tôi (86 Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vào chiều 21.5 để mua mang về nhà, chị Trần Thị Tuyết (34 tuổi), cho biết: “Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hôm nay tôi tuân thủ chỉ thị của UBND TP.HCM và chỉ mua bánh canh mang về cho cả cùng nhà ăn”.

Những hàng quán ăn uống trên đường Vạn Kiếp, P.3, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn mở tiệm như ngày nào nhưng khung cảnh thì rất đìu hiu vì chẳng có khách.

Lê Thanh

Hai biến chủng virus Covid-19 ở TP.HCM nguy cơ lây lan rất nhanh

Cung đường Vạn Kiếp lâu nay được xem là “thiên đường ẩm thực”, có nhiều món ăn vặt vô cùng hấp dẫn, nhưng giá cả bình dân hợp với túi tiền của sinh viên.
“Từ chiều tối đến tận nửa đêm, cung đường này nhộn nhịp thu hút nhiều bạn trẻ đến ăn uống nhưng nay thì con đường trở nên thông thoáng và vắng vẻ. Hiện tại, tôi cũng không dám la cà ở quán xá để ăn uống để phòng dịch Covid-19. Tôi sẽ mua đồ về tự nấu ăn”, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ. 

Nhiều hàng quán ăn uống trên đường Trường Sa, P.15, Q.Bình Thạnh và Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) cũng hết sức vắng vẻ và đìu hiu.

Lê Thanh

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên vào chiều tối 21.5, nhiều hàng quán ăn uống trên đường Trường Sa, P.15, Q.Bình Thạnh và Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) cũng đìu hiu, vắng vẻ khách đến.

Trưa 22.5: Thêm 50 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước, Việt Nam có hơn 5.000 bệnh nhân

Vào ngày 21.5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tất cả quán ăn uống nhỏ ven đường không phục vụ khách tại chỗ, chỉ bán mang về và giao hàng trực tuyến. Đối với các quán ăn uống có hơn 10 người lao động, nhà hàng trong các khách sạn, phải áp dụng quy định không được phục vụ cùng lúc quá 20 người, bảo đảm ngồi giãn cách để phòng dịch Covid-19. Ngoài ra, các lễ hội, hội nghị, hội thảo, nghi lễ tôn giáo có 30 người trở lên phải tạm ngưng. Việc tập trung 20 người trở lên ngoài phạm vi công sở, bệnh viện, trường học cũng bị cấm; người dân phải giữ khoảng cách tối thiếu 2 m nơi công cộng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.