Hãy dạy kỹ năng sống từ sơ cấp cứu và bơi!

03/09/2015 13:17 GMT+7

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 3 tháng hè 2015, số trẻ chết vì ngạt nước ở Việt Nam đã hơn 1.000. Những số liệu khó tin làm bàng hoàng dư luận. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mù bơi và thiếu sự giám sát của người lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 3 tháng hè 2015, số trẻ chết đuối ở Việt Nam đã hơn 1.000. Riêng tỉnh Nghệ An có gần 40 bé. Những số liệu khó tin làm bàng hoàng dư luận.

Tại các nước phát triển, dạy bơi là ưu tiên số 1 và là kỹ năng sống hàng đầu của trẻ  - Ảnh: ShutterstockTại các nước phát triển, dạy bơi là ưu tiên số 1 và là kỹ năng sống hàng đầu của trẻ
- Ảnh: Shutterstock
Nước là nguồn gốc của sự sống nhưng lại là thủ phạm nguy hiểm nhất, luôn rình rập tước đoạt mạng sống của trẻ em Việt Nam. Không chỉ trẻ em vùng quê mà cả trẻ em thành phố và người lớn cũng đuối nước. Số lượng cứ tăng thêm mỗi năm và chưa có cách nào giảm bớt.
Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mù bơi và thiếu sự giám sát của người lớn. Dù là vùng sông nước chằng chịt, đường thủy nhiều hơn đường bộ nhưng tỉ lệ biết bơi của trẻ em Việt Nam gần như đội sổ so với các nước châu Âu, kể cả những nước rất ít sông và không có biển.
Kỹ năng sống, xin hãy bắt đầu từ việc đơn giản là cách tiếp xúc với người lạ, biết xử lý khi lạc đường, biết vệ sinh thường thức… Đặc biệt là biết sơ cấp cứu và biết bơi. 
Mùa hè 2011, một nữ sinh viên người Anh (tôi không nhớ tên), vừa tốt nghiệp đại học, tự thưởng cho mình chuyến du lịch Hà Lan. Trên hải trình, vô ý rớt xuống biển từ độ cao 12m của boong tàu Princess. Hơn 1 giờ sau mới được phát hiện, tàu quay lại tìm, nạn nhân vẫn nổi trên biển dù kiệt sức do nhiệt độ dưới 10 độ C và được cứu sống. Cũng thời điểm đó, mấy quan chức Sài Gòn tổ chức nhậu bia ôm trên sà lan của sông Vàm Cỏ, Long An. Trong lúc đùa giỡn, nữ tiếp viên N.T trượt chân xuống sông. Độ cao chỉ 1,5 mét; sông cũng sâu chừng 3 - 4 mét. Nhưng vì không ai biết bơi nên mọi người đành bất lực đứng nhìn.
Cả tuần nay, cư dân mạng đang tranh luận sôi nổi việc dạy trẻ lớp 1 đi trên thủy tinh vụn để rèn lòng dũng cảm. Điều đó không sai với từng nhóm nhỏ, có chọn lọc, được chuẩn bị chu đáo và có huấn luyện viên chứ không thể đại trà cho hàng triệu học sinh. Các nước phát triển cũng chưa dám giáo dục liều lĩnh kiểu đó. Có thừa lòng dũng cảm cũng không thể tự cứu mình khi gặp tai nạn và đuối nước nếu không biết bơi và sơ cấp cứu. Có khi còn vô tình hại mình và cả người khác.
Kỹ năng sống, xin hãy bắt đầu từ việc đơn giản là cách tiếp xúc với người lạ, biết xử lý khi lạc đường, biết vệ sinh thường thức… Đặc biệt là biết sơ cấp cứu và biết bơi. Khi dạy môn “Nghiệp vụ hướng dẫn viên” cho lớp chuyên ngành hướng dẫn của khoa Ngữ văn, đại học Sư Phạm TP.HCM (năm 2010), tôi đã thuyết phục sinh viên đóng thêm mỗi em 20.000 đồng để học thực hành sơ cấp cứu. Chỉ 2 buổi lý thuyết và 2 buổi thực hành, nhưng với cách huấn luyện khoa học và đầy lửa, nhóm huấn luyện viên của Hội Chữ thập đỏ thành phố đã tạo hiệu ứng thú vị. Chính tôi cũng bất ngờ bởi những kiến thức thực tiễn và thực hành giản đơn của chương trình.
Trẻ cần biết tự bảo vệ mình và giúp đỡ người khác bằng vệ sinh thường thức, bằng sơ cấp cứu và cả bơi lội. Các em sẽ biết phòng tránh và xử lý vết thương đơn giản, không sợ máu mà chẳng cần đi trên thủy tinh hay lấy kim tiêm chích vào tay.
Sau này, nhiều em đã trải lòng trong lễ tốt nghiệp rằng, “Sơ cấp cứu là môn học thêm, giờ học ít nhất nhưng ấn tượng và thiết thực nhất suốt 4 năm học”. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao môn học này chưa thể tổ chức đại trà? Phải dạy nghiêm túc, bằng cả tâm huyết chứ không chỉ đối phó cho đạt chỉ tiêu.
Tôi cũng cực kỳ ấn tượng với mấy anh chị phụ trách xã đoàn ở An Giang (tôi lại không nhớ tên) miệt mài xóa mù bơi cho thiếu nhi bằng cách giăng dây tập bơi cho trẻ ven sông khi nước xuống. Các tổ chức Đoàn - Hội - Đội phải mạnh dạn đột phá, bớt hình thức phong trào, giảm ra quân chiến dịch để tiên phong phổ cập sơ cấp cứu và bơi lội cho thanh thiếu nhi. Thành thạo sơ cấp cứu và bơi, trước là để cứu mình, sau là để cứu người. Điều này, trước 1975, các tổ chức Hướng đạo ở miền Nam đã làm rất tốt.
Có cả sáng kiến làm hồ bơi trên sông bằng phao cao su hoặc kết bè tre để xóa mù bơi cho trẻ em nông thôn. Vấn đề là nhận thức của người lớn và mục đích phổ cập thường thức để sinh tồn. Trẻ cần biết tự bảo vệ mình và giúp đỡ người khác bằng vệ sinh thường thức, bằng sơ cấp cứu và cả bơi lội. Các em sẽ biết phòng tránh và xử lý vết thương đơn giản, không sợ máu mà chẳng cần đi trên thủy tinh hay lấy kim tiêm chích vào tay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.