Học sinh THPT đang bị áp lực nặng về điểm

Đăng Nguyên
Đăng Nguyên
16/12/2018 18:14 GMT+7

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, cho rằng học sinh THPT hiện nay bị áp lực về điểm rất ghê gớm.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến truyền hình về đổi mới tuyển sinh ĐH do Báo Thanh Niên tổ chức tại  thanhnien.vnfacebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên tuần qua, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, nhận xét  hiện nay khi nói về tuyển sinh, quan trọng là đầu vào. Các trường căn cứ mức điểm tổ hợp môn nên ở các trường, học sinh phải lo điểm, bị áp lực rất ghê gớm. Học sinh lao đầu vào học, thầy cô phải tìm cách cho học sinh học, nếu không học được thầy cô phải tìm cách cho điểm tốt hơn.
Thạc sĩ Nguyên cho biết khi tuyển sinh vào ngành nghề, quan trọng là năng lực của các em vào từng ngành phù hợp. Ông rất ủng hộ việc thi đánh giá năng lực để đánh giá được sự phù hợp với ngành nghề của học sinh. Thứ hai là nhiều trường ĐH có phương thức tuyển sinh bằng học bạ, vì vậy điểm học bạ cần chính xác. Những năm trước, Trường ĐH Kinh tế tài chính xét học bạ và dùng kết quả thi THPT  quốc gia. Năm 2019   dự kiến cũng tuyển sinh như vậy: THPT quốc gia (70%) và xét theo học bạ THPT (30%), có một điểm mới là trường thay đổi mã tuyển sinh KTC thành UEF. 

Trường cũng dự kiến mở 3 ngành mới, gồm logistics và quản ký chuỗi cung ứng, ngôn ngữ Hàn Quốc và quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. 

"Tôi đề xuất Bộ GD-ĐT cần có lộ trình tư vấn định hướng nghề nghiệp cho các em để các em có sự lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp nhất. Việc ổn định tuyển sinh cũng cần kéo dài. Vì dù chỉ thay đổi về kỹ thuật thì cũng đồng nghĩa với việc thay đổi rất nhiều về công tác tuyển sinh" - thạc sĩ Nguyên đánh giá. 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.