Indonesia phát triển rừng ngập mặn để cứu Jakarta trước nguy cơ sụt lún

Indonesia phát triển rừng ngập mặn để cứu Jakarta trước nguy cơ sụt lún

19/06/2023 10:15 GMT+7

Khách du lịch sinh thái ở Indonesia đang khám phá lợi ích của rừng ngập mặn giữa bối cảnh quốc gia này thúc đẩy bảo tồn và trồng lại rừng đã bị con người chặt phá dọc các vùng ven biển.

Rừng ngập mặn rất quan trọng đối với siêu đô thị Jakarta, một trong những thành phố đang sụt lún với tốc độ nhanh nhất thế giới. Tại đây, rừng ngập mặn đóng vai trò sống còn trong việc chặn thủy triều dâng cao.

Khi âm thanh nhộn nhịp từ thành phố lớn vọng lại từ xa, Connia Sihombing chèo thuyền qua vùng nước yên tĩnh trong một công viên bảo tồn rừng ngập mặn. Dù sống tại Jakarta, Connia nói cô chưa từng biết Công viên Bảo tồn Thiên nhiên Angke Kapuk tồn tại trong phạm vi thành phố.

"Tôi yêu thiên nhiên. Tôi đã đi du lịch thật xa, nhưng tôi không hề biết rằng gần nhà lại có một công viên đẹp đáng kinh ngạc như vậy. Tôi rất thích khi ở một thành phố ai cũng nghĩ là dơ dáy và bừa bộn thì chúng ta vẫn có thể bảo tồn như ở đây", Connia chia sẻ.

Khu bảo tồn chỉ là một phần nhỏ của khu vực rừng ngập mặn rộng hơn 41.400 km2 dọc bờ biển Indonesia.

Tại Jakarta, thành phố sụt lún khoảng hơn 15 cm mỗi năm vì lũ lụt và khai thác nước ngầm, rừng ngập mặn là tuyến bảo vệ chính trước những thủy triều. Tuy nhiên, việc xây dựng dọc bờ biển, trong đó có các công trình bãi biển nhân tạo, đang đe dọa tương lai rừng ngập nặm. Chỉ trong năm ngoái, hơn 6.900 km2 đã biến mất vì nạn phá rừng.

Để bù đắp sự tàn phá, chính phủ Indonesia đã tổ chức chương trình phục hồi hàng nghìn km2 diện tích rừng ngập mặn. Tuy nhiên, phải ít nhất 5 năm nữa mới thấy được thành quả, khi cây đủ cứng cáp trước đại dương.

Trong khi đó, phó giám đốc công viên bảo tồn Andikia Danangputra tin rằng du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong nỗi lực bảo vệ khu vực ngập nước quan trọng này. Với mỗi cây non được cắm xuống, ông hy vọng sự quý trọng đối với rừng ngập mặn sẽ lớn hơn, và cư dân Jakarta có thể thở dễ dàng hơn một chút.

"Công viên này vẫn giữ tình trạng là khu vực bảo tồn, nên nếu khi đến đây mọi người hiểu được khu vực này là gì, câu chuyện đằng sau thế nào, và chúng ta có thể làm gì để bảo tồn và nuôi dưỡng rừng, thì những thế hệ sau vẫn có thể tận hưởng nó, trái ngược với việc để nó biến thành một rừng sắt hép. Tại Jakarta, đây là một trong những nơi sản xuất oxy lớn nhất - rừng đô thị và rừng ngập mặn ven biển", theo ông Danangputra.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá rừng ngập mặn và sinh vật biển của Brazil

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.