Thông tin trên vừa được Bộ Công thương cập nhật chiều 22.3. Theo đó, thời gian ký kết hợp đồng này dự kiến cuối tháng 3 năm nay. Và thỏa thuận chung về mua bán gạo cũng kèm theo nhiều điều khoản, phụ thuộc vào sản lượng gạo 2 quốc gia và giá gạo thế giới.
Theo Bộ Công thương, trong giai đoạn 2012-2016, Thái Lan bán tổng cộng 925.000 tấn gạo cho Chính phủ Indonesia. Tuy nhiên, khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, giữa hai quốc gia đã không có bất kỳ thỏa thuận chung nào về mua bán gạo do phía Indonesia áp dụng chính sách tự túc (self-sufficient) về giá và tăng sản lượng gạo nội địa. Tuy nhiên, trong đợt đại dịch Covid-19, nguồn lương thực của nước này thiếu, buộc phải nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu trong nước và bình ổn giá gạo. Năm 2020, Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 89.406 tấn gạo tới Indonesia, tăng 46,3% so với năm trước đó đạt giá trị 2.262 tỉ bath, tăng gần 87%.
Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng tăng cường xúc tiến ký kết thỏa thuận chung về mua bán 1 triệu tấn gạo chủ yếu là gạo trắng và gạo đồ với Chính phủ Bangladesh.
Trên thị trường thế giới, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện tại được ghi nhận ở mức 549 USD/tấn, trong khi gạo trắng của Việt Nam có giá chào bán ở mức 513-517 USD/tấn, gạo cùng loại của Ấn Độ giá 398-402 USD/tấn và của Pakistan từ 438-442 USD/tấn.
Theo các thương nhân, Việt Nam hầu như rất ít bán gạo qua thị trường Indonesia, mà chủ yếu xuất qua Philippines, Trung Quốc, Bờ biển Ngà, Bangladesh… Thời gian qua giá gạo của Việt Nam tăng là do thị trường thế giới có nhu cầu nhập khẩu mạnh. Chẳng hạn mới đây Bangladesh đã công bố nhập 50.000 tấn gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam.
Bình luận (0)