Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cho hay vào khoảng 14 giờ ngày 8.5 (khoảng 1 giờ sáng 9.5, theo giờ Việt Nam), ông sẽ công bố quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không. Tờ The New York Times dẫn một số nguồn tin ngoại giao cho rằng ông Trump có ý định rút ra khỏi thỏa thuận này.
Tehran ký thỏa thuận mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện với Anh, Đức, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc hồi năm 2015. Theo đó, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để được dỡ bỏ một số lệnh cấm vận. Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Iran có thể đáp trả bằng cách phá hoại những lợi ích của Mỹ và các đồng minh ở Trung Đông. Sau đây là một số viễn cảnh do Reuters vừa đưa ra:
Iraq
tin liên quan
Nga, Syria và Iran săn lùng thủ lĩnh IS ở SyriaNếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể khuyến khích những lực lượng muốn Mỹ rút khỏi Iraq tiến hành tấn công chống lại lực lượng Mỹ. Đó có thể là những cuộc tấn công bằng tên lửa, súng cối và bom mà không liên quan trực tiếp tới nhóm chiến binh Shi'ite cụ thể nào. Bằng cách này, Iran có thể phủ nhận đã thay đổi lập trường tránh đối đầu trực tiếp với các lực lượng Mỹ ở Iraq.
Syria
tin liên quan
Liên minh Hezbollah củng cố quyền lực sau tổng tuyển cử Li BăngSự hiện diện của Iran ở Syria đã đẩy Tehran vào cuộc xung đột trực tiếp với Israel, với hàng loạt cuộc đối đầu trong mấy tháng gần đây. Giới chức Israel tuyên bố họ sẽ không bao giờ để Tehran hay Hezbollah thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước láng giềng Syria.
Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran sẽ không còn động cơ ngăn các lực lượng đồng minh Shi'ite ở Syria tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào Israel. Ngoài ra, Iran và những lực lượng do Tehran kiểm soát ở Syria cũng có thể gây rắc rối cho khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ đóng trú tại miền bắc và miền đông Syria. Một cố vấn cấp cao của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei hồi tháng trước cho hay ông hy vọng Syria và các đồng minh sẽ đẩy binh sĩ Mỹ ra khỏi miền đông nước này.
Li Băng
tin liên quan
Iran cảnh báo Mỹ về thỏa thuận hạt nhânHezbollah và các đồng minh chính trị của mình vừa giành hơn phân nửa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội Li Băng vừa qua, theo kết quả sơ bộ được công bố hôm 7.5. Hiện nay, Hezbollah đang làm việc với nhiều bên đối lập chính trị, trong đó có Thủ tướng Saad al-Hariri, người được chính quyền phương Tây hậu thuẫn.
Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể gây áp lực để Hezbollah cô lập các thành phần đối lập, động thái mà các chuyên gia cho rằng có thể gây bất ổn ở Li Băng.
Yemen
Iran chưa bao giờ thừa nhận có sự liên quan quân sự trực tiếp ở Yemen. Trong khi đó, một số quan chức Mỹ và Ả Rập Xê Út khẳng định Iran đang cung cấp tên lửa và nhiều vũ khí khác cho nhóm nổi dây Houthi. Lực lượng này mới đây đã phóng nhiều lên lửa về hướng thủ đô Riyadh và cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Xê Út, với lý do là để đáp trả những cuộc không kích của liên quân do Ả Rập Xê Út cầm đầu nhắm vào Yemen.
Iran và Ả Rập Xê Út đang cạnh tranh quyền lực ở khu vực. Những người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran cho rằng thỏa thuận hạt nhân đã giúp ngăn chặn cuộc cạnh tranh leo thang thành chiến tranh. Nếu thỏa thuận sụp đổ, Iran có thể gia tăng ủng hộ Houthi, điều này có thể dẫn tới sự đáp trả quân sự từ Ả Rập Xê Út và các đồng minh vùng Vịnh như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân?
tin liên quan
Tổng thống Trump tuyên bố Iran sẽ ‘phải trả giá’ nếu đe dọa MỹNếu không rút khỏi NPT, Iran có thể đẩy mạnh việc làm giàu uranium, vốn bị giới hạn nghiêm ngặt theo thỏa thuận nhằm giảm bớt nguy cơ uranium có thể được dùng sản xuất nguyên liệu bom nguyên tử. Hồi tuần trước, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi tuyên bố nước này có thể làm giàu uranium tới cấp độ cao hơn so với mức Tehran có thể làm trước khi thỏa thuận được ký.
Bình luận (0)