Khám phá quy trình biến gạch thành pin

30/08/2020 17:08 GMT+7

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington ở St.Louis, bang Missouri, Mỹ đã cố gắng biến các viên gạch xây dựng thành một thiết bị lưu trữ năng lượng.

Trong bài báo được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu cho biết trong nghiên cứu của họ hơi hóa học đã phản ứng với oxit sắt có trong gạch đỏ và tạo thành một lớp nhựa dẫn điện đặc biệt, “thể hiện độ dẫn điện cao và chuyển điện tích dễ dàng”. Họ mô tả phát hiện của mình là một “quy trình có thể mở rộng” nhờ đó có khả năng biến toàn bộ tòa nhà thành khối pin tái chế khổng lồ.
Oxit sắt có trong gạch xây nhà tiêu chuẩn, hay còn được gọi là hematit, là nơi sinh ra màu đỏ có trên gạch. Các thiết bị lưu trữ năng lượng tiên tiến khác cũng được sản xuất từ hematit, ví dụ như pin lithium-ion cho ô tô điện. Các viên gạch đã qua xử lý về cơ bản hoạt động như siêu tụ điện, có thể sạc nhanh hơn pin tiêu chuẩn, nhưng hiện tại chúng không thể lưu trữ nhiều năng lượng như vậy.
“Một tế bào pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của bạn phải lưu trữ điện ở đâu đó và thông thường chúng ta phải sử dụng pin. Những gì chúng tôi đã làm là cung cấp một ý tưởng tùy chọn mới, nhưng hiện tại nó vẫn chưa hoàn chỉnh”, Julio D’Arcy, một trong các tác giả nghiên cứu, nói.
Theo ông Julio D’Arcy, mật độ năng lượng của những viên gạch đầu tiên được quan sát chỉ bằng 1% mật độ năng lượng của pin lithium-ion, nhưng ông tin rằng con số này có thể tăng lên gấp 10 lần bằng cách thêm vào các vật liệu khác như oxit kim loại, điều này cũng góp phần làm cho những viên gạch điện trở thành đề xuất thương mại trong tương lai.
Các nhà khoa học trên thế giới đang tìm kiếm cách thức sản xuất và lưu trữ điện năng mới. Năm 2014, Hải quân Mỹ cho biết họ đã phát triển công nghệ chuyển đổi nước biển thành nhiên liệu. Tháng trước, họ thông báo một chất xúc tác mới đã được bổ sung có khả năng cho phép quy trình chuyển đổi này được áp dụng trên quy mô công nghiệp.
Theo South China Morning Post, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc năm 2018 đã phát minh ra một loại vật liệu có thể tạo ra năng lượng từ thân nhiệt và cho biết họ sẽ nỗ lực đưa nó vào sử dụng rộng rãi trong các thiết bị đeo, như đồng hồ thông minh và tai nghe, trong khoảng 5 năm nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.