Giữa trưa nắng gắt, chúng tôi đến thôn Dung (TT.Thạnh Mỹ). Người dân trong thôn phần thì lên rẫy, phần khác đang phải chia nhau đến dưới chân cầu Khe Dung để lấy nước. Đây là điểm cuối của đường ống dẫn nước, được đồng bào Cơ Tu gọi chung là “mó nước”.
Ba thôn dùng chung
tin liên quan
Khát nước cạnh nhà máy nướcNgồi đợi vợ là chị Brôl Dương giặt giũ một đống quần áo ngay mó nước, anh Alăng Duẫn (ở thôn Dung) cho biết mó nước này trước đây được đầu tư với mục đích đưa nước về thôn Dung. Tuy nhiên, không hiểu sao nó dừng đột ngột ở thôn Pà Dấu 1. Từ đó, hơn 2.000 người của 3 thôn đều phải tìm đến đây lấy nước. “Bà con thôn Dung cũng nhiều lần hỏi chuyện về việc dẫn nước về thôn, nhưng cán bộ thị trấn rồi cán bộ huyện cứ ậm ừ. Riết rồi bà con đành chịu khổ vậy!”, anh Alăng Duẫn cho biết.
Chị Arấl Thị Mâu (ở thôn Dung) cũng tranh thủ gần trưa đưa 2 thùng loại 20 lít đến mó nước. Sau khi dùng khăn rịt quanh vòi để “tự lắng cặn, bùn”, chị đưa từng bình vào lấy nước. “Lọc nước kiểu này có thể uống tại chỗ. Cẩn thận hơn thì mình đun sôi”, chị nói. Lấy xong, một thùng bỏ vào gùi, đeo gùi lên hai vai, thùng còn lại để phía trước xe gắn máy, lại nhờ người hỗ trợ..., vất vả lắm chị mới phóng xe lên dốc.
|
Chính quyền cũng không biết vì sao (?!)
|
Cũng theo ông Mai, cảnh người dân ở TT.Thạnh Mỹ khát nước sạch, phải đi quãng đường xa lấy nước đã diễn ra lâu nay. “UBND H.Nam Giang cũng chịu nhiều áp lực từ nhu cầu chính đáng của người dân. Chúng tôi đã làm việc nhiều lần với Công ty CP cấp thoát nước Quảng Nam, nhưng mọi việc vẫn không có chuyển biến gì”, ông nói thêm.
Chính vì vậy, người dân phải gánh chịu nghịch lý là sống gần nhà máy nước (chưa sử dụng hết công suất) nhưng phải rồng rắn, mất thời gian, công sức đi lấy từng thùng nước chảy từ đường ống bé xíu về dùng.
Bình luận (0)