Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi một phần cơ tim không nhận đủ máu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
CDC giải thích: “Thời gian trôi qua mà không được điều trị để phục hồi lưu lượng máu, cơ tim càng bị tổn thương nhiều hơn. Có một số yếu tố nguy cơ gây đau tim, một số yếu tố - bao gồm cả tuổi tác và tiền sử gia đình - nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, có một số thói quen hàng ngày cuối cùng có thể dẫn đến sự kiện có thể gây chết người”.
1. Ăn ngoài mỗi ngày
Thỉnh thoảng ăn ngoài sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng ăn ngoài hằng ngày có thể có tác động tiêu cực đến tim của bạn, vì bạn có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn không lành mạnh tại một nhà hàng, quán ăn nào đó.
Nếu buộc phải bạn đi ăn ngoài thường xuyên, Penn Medicine khuyên bạn nên chú ý đến các chi tiết dinh dưỡng, nói không với bánh mì và cocktail, thực hiện đổi món lành mạnh hơn, chọn khẩu phần nhỏ hơn và tránh các loại thức ăn không lành mạnh, theo Eat This, Not That!
2. Lười tập thể dục
|
Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm để duy trì sức khỏe tim mạch đó là tập thể dục. “Không hoạt động góp phần làm tăng lượng cholesterol trong máu và béo phì. Những người tập thể dục thường xuyên có sức khỏe tim mạch tốt hơn, bao gồm cả huyết áp thấp hơn”, Mayo Clinic cho biết.
Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho Người Mỹ, ấn bản thứ 2, được xuất bản bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Văn phòng Phòng ngừa Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe đề xuất ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) tập thể dục hằng tuần để giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp - hai chìa khóa các yếu tố nguy cơ gây đau tim theo CDC - và ngăn chặn tình trạng béo phì.
3. Uống rượu
Mặc dù đôi khi một ly rượu hoặc bia sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng uống quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn. Penn Medicine giải thích rằng nó có thể làm tăng huyết áp và cũng dẫn đến mức độ cao của chất béo trung tính, loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể bạn.
“Lượng calo trong rượu tăng lên. Khi cơ thể bạn có quá nhiều calo, nó sẽ biến đổi chúng thành chất béo trung tính, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim”, Penn Medicine giải thích.
Ngoài ra, lượng calo dư thừa đó có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
4. Căng thẳng
Gần như tất cả mọi người đều trải qua căng thẳng vào lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, tránh được căng thẳng là lợi ích tốt nhất của bạn khi nói đến sức khỏe tim mạch.
Mayo Clinic giải thích: “Bạn có thể phản ứng với căng thẳng theo những cách có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim. Vì căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đau tim, nên việc tìm cách đối phó với căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải cơn đau tim”, theo Eat This, Not That!
5. Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
|
Theo Penn Medicine, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim, gây ra gần 1/3 số ca tử vong liên quan đến bệnh tim.
“Mỗi khi bạn hít phải một điếu thuốc, bạn đang đưa hơn 5.000 chất hóa học vào cơ thể - nhiều chất trong số đó có hại cho sức khỏe của bạn. Một trong những hóa chất này là carbon monoxide. Carbon monoxide làm giảm lượng ô xy trong các tế bào hồng cầu của bạn, làm tổn thương tim của bạn. Nó cũng làm tăng lượng cholesterol trong động mạch của bạn - một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim”, Penn Medicine cho biết.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không phải là một giải pháp thay thế lành mạnh. Theo Penn Medicine, bằng cách sử dụng thuốc lá điện tử, bạn vẫn tiếp xúc với nicotine, chất độc, kim loại và các chất gây ô nhiễm khác - tất cả đều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim liên quan đến hút thuốc? Bỏ hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
6. Ma túy
Một số cơn đau tim là do sử dụng ma túy bất hợp pháp. Mayo Clinic giải thích: “Sử dụng các loại thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc amphetamine, có thể kích hoạt co thắt động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim”.
7. Biết các triệu chứng
Biết các triệu chứng của cơn đau tim có thể cứu mạng bạn. Bạn càng được điều trị sớm, càng có nhiều cơ hội
Theo CDC, các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực hoặc khó chịu "ở trung tâm hoặc bên trái của ngực kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và quay trở lại", cảm thấy yếu, choáng váng hoặc ngất xỉu, đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng, đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc vai và khó thở, theo Eat This, Not That!
Bình luận (0)