Tự động phát
Cảnh tượng kỳ thú ở thiên hà cách Trái Đất 215 triệu năm ánh sáng: một hố đen cực đại nuốt chửng cả một ngôi sao.
Sự kiện “hố đen dùng bữa” này ghi lại cái chết của một ngôi sao ở khoảng cách gần nhất từ trước đến nay.
"Sự kiện gián đoạn thủy triều” (TDE) này được đặt tên là AT2019qiz, xảy ra hồi tháng 9.2019
Nhà thiên văn học Matt Nicholl và nhóm của ông tại Đại học Birmingham quan sát sự kiện này trong suốt sáu tháng.
Thực tế là rất khó dự đoán được thời điểm các ngôi sao bị “nuốt chửng” và thường chỉ được phát hiện nhờ liên tục quan sát bầu trời, cộng thêm một chút may mắn. Sau khi phát hiện, các nhà thiên văn học ngay lập tức hướng một loạt kính viễn vọng vào chòm sao Eridanus, nơi đang diễn ra sự kiện.
|
Chúng cung cấp dữ liệu qua nhiều bước sóng ánh sáng, bao gồm tia cực tím, phóng xạ, quang học và tia X.
Quá trình nuốt chửng này diễn ra cực kì căng thẳng. Có lúc, ánh sáng phát ra từ sự kiện này còn tỏa sáng hơn cả chính thiên hà xảy ra sự việc trước khi mờ dần theo thời gian cho đến khi không còn lại gì.
Các nhà nghiên cứu xác định ngôi sao có thời điểm nặng gần bằng Mặt trời, đã bị hút một nửa khối lượng vào hố đen có khối lượng gấp khoảng 1 triệu lần.
|
Ngoài ra, các nhà quan sát cũng đã thấy được bằng chứng trực tiếp cho thấy có luồng khí phóng thích trong quá trình nuốt chửng ngôi sao.
Điều này giải thích cho phát xạ quang học và phóng xạ từng được các nhà thiên văn nghiên cứu về hố đen phát hiện lâu nay nhưng vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Các nhà nghiên cứu nói sự kiện AT2019qiz giúp "giải mã" các sự kiện TDE trong tương lai.
Bình luận (0)