Kinh tế số chiếm 40% GRDP của TP.HCM đến năm 2030
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, kinh tế số ngày càng trở nên mạnh mẽ, áp đảo nền kinh tế truyền thống. Dự kiến đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP, đến năm 2030 TP sẽ trở thành TP dịch vụ công nghiệp hiện đại, là trung tâm kinh tế tài chính, kinh tế số chiếm 40% GRDP của TP.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu khai mạc Diễn đàn |
NGỌC DƯƠNG |
Thế nên, TP.HCM đã xây dựng kế hoạch hành động, quyết tâm thực hiện chương trình chuyển đổi và giảm thiểu tác động do đại dịch. Với tinh thần đó, diễn đàn kinh tế hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, TP mong muốn được lắng nghe tất cả ý kiến của chuyên gia, tìm kiếm mô hình, thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đáp ứng sự thúc đẩy phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái tham dự DIễn đàn Kinh tế TP.HCM 2022 |
NGỌC DƯƠNG |
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM cũng kỳ vọng đây là diễn đàn của sự hành động, bắt đầu bứt phá, nhất là sau khi vượt qua đại dịch, đối với TP.HCM là đầu tàu kinh tế. Ông nói, thế giới biến động, thay đổi rất nhanh. Chúng ta mới tiếp cận 5G thì thế giới đã chuyển sang 6G. Liệu chúng ta có đứng trên vai người khổng lồ được không, hay đi bên cạnh người khổng lồ? Và ông nhấn mạnh: “Đi thế nào nhưng chắc chắn chúng ta không thể đi một mình. Cạnh tranh hiện nay bản chất là cạnh tranh của những tập đoàn công nghệ. Phát triển đô thị phải thu hút được những nhà khoa học, doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi số này. Phải có tầm nhìn toàn cầu, tư duy quốc gia và hành động của địa phương trên tiềm năng, vị trí của mình nên tiếp tục thế nào để giữ vững là đầu tàu kinh tế của cả nước. TP.HCM với những lợi thế sử dụng tiếng Anh, tỷ lệ dân sử dụng internet cao, đi sớm hơn, có nhiều lợi thế hơn nên phải phát huy”.
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là xu thế tất yếu của thế giới. Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách và chủ động phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển đổi, đẩy nhanh khung pháp luật về chính phủ điện tử, chính quyền số, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Kinh tế số chiếm 25% GDP đến năm 2025.
Ngoài ra tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành đạt 10%. Nhiều dự báo đều cho thấy tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam còn cao hơn mục tiêu của Chính phủ đưa ra. Ông đánh giá cao việc TP chủ động tổ chức diễn đàn với chủ đề kinh tế số để triển khai các chiến lược của trung ương. Đề nghị TP.HCM trong thời gian tới cần lưu ý đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các hoạt động đầu tư trong kinh tế thực, từ đó mới tạo thành bệ đỡ bền vững cho kinh tế số; rà soát các bất cập về thể chế; tăng cường hợp tác, trao đổi, tư duy đột phá nhưng cách làm có hiệu quả thiết thực, không làm theo kiểu phong trào gây lãng phí. Muốn vậy, phải có chương trình cụ thể nhằm thu hút doanh nghiệp và người dân cùng tham gia. Đặc biệt, vấn đề an ninh mạng cần hết sức chú ý trong bối cảnh thế giới biến động nhưng hết sức linh hoạt, thích ứng với quá trình chuyển đổi số.
Nhiều lãnh đạo tham dự Diễn đàn |
NGỌC DƯƠNG |
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM, thông tin từ thực tiễn và trên cơ sở chính sách chung của trung ương, TP đã triển khai chiến lược chuyển đổi số với 6 chương trình đột phá. Cụ thể:
Với quy mô đô thị trên 10 triệu dân, là nơi hội tụ trên 32% số lượng doanh nghiệp hoạt động và tiềm lực về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và lực lượng chuyên gia phong phú, TP đặt mục tiêu đến 2025 là đô thị thông minh, giữ vững đầu tàu, đi đầu cả nước. Đến năm 2030 là TP có dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, chính quyền số, là trung tâm kinh tế tài chính của khu vực Đông Nam Á.
Nhiều doanh nghiệp, diễn giả nước ngoài cũng tham dự DIễn đàn |
NGỌC DƯƠNG |
TP đã và đang triển khai nhiều chính sách, đồng thời xây dựng các giải pháp để phát huy tính năng động của người dân với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, cải cách hiệu quả các chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ưu tiên chuyển đổi số mà người dân có ưu tiên như đất đai, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư…
Triển khai các đề án cụ thể liên quan đến mục tiêu chuyển đổi số như hợp tác giữa TP với Ngân hàng Thế giới, nâng cao công tác dữ liệu, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, mở để cho người dân và doanh nghiệp tham gia và khuyến khích sáng tạo.
Đồng bộ phát triển hạ tầng số, triển khai trung tâm đổi mới sáng tạo, hỗ trợ trung tâm khởi nghiệp để thúc đẩy sáng tạo đổi mới…
Bình luận (0)