Kỷ nguyên 'ngoại giao vắc xin' hé dạng, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ tích cực tận dụng
04/03/2021 10:18 GMT+7
Công cụ mới để giành quyền lực mềm trên thế giới hiện nay: các vắc xin ngừa Covid-19 . Các quốc gia sản xuất lớn đang “chốt đơn” với các đồng minh nước ngoài, hoặc các quốc gia mà họ muốn gây ảnh hưởng, bất chấp các nhu cầu cấp thiết tại quê nhà.
Tự động phát
Trung Quốc đạt được thỏa thuận khắp châu Phi. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang bị chỉ trích vì kế hoạch gửi vắc xin ra nước ngoài. Còn Nga thì phân phối vắc xin khắp khu vực Mỹ Latinh.
“Dù chưa hoàn tất tiêm chủng tại nước mình nhưng Nga vẫn đang chia sẻ vắc xin với chúng tôi, vì vậy việc họ gửi vắc xin cho chúng tôi có giá trị rất lớn, không dừng lại ở sự cảm thông hay quan hệ gần gũi với Mexico. Tuy đây không phải chuyện thiện tâm vì chúng tôi có trả tiền cho họ, nhưng nếu chính phủ Nga không cho phép chuyển hàng thì chúng tôi cũng không thể tiếp cận các vắc xin này hôm nay”, ông Marcelo Ebrard, Ngoại trưởng Mexico chia sẻ về lô vắc xin mới nhận từ Nga.
Nơi thể hiện rõ nhất hiệu quả của phương thức ngoại giao mới không đâu khác chính là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới: Ấn Độ.
|
Thủ tướng Narendra Modi dùng quyền cung cấp vắc xin để thắt chặt quan hệ trong khu vực và chống lại Trung Quốc, đối thủ lớn của quốc gia này.
Dù chỉ mới bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 nội địa, Ấn Độ đã cung cấp ít nhất 15,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca nước này sản xuất cho 17 quốc gia khác, qua hình thức đóng góp lẫn qua các hợp đồng thương mại.
Nhiều người dân Ấn Độ chỉ trích việc chính phủ chỉ tập trung xuất khẩu khi vẫn còn nhiều người dân cần được tiêm vắc xin. Giới quan sát cho rằng nền “ngoại giao vắc xin” đang gây suy yếu cho nỗ lực phân phối vắc xin công bằng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thúc giục các quốc gia không tự phân phối vắc xin đơn phương. Các thỏa thuận 1-1 sẽ giảm hiệu quả của sáng kiến phân phối vắc xin toàn cầu COVAX của WHO.
Bình luận (0)