Trong khi, có công việc và có thu nhập là một trong những con đường ngắn nhất giúp người khuyết tật (NKT) vượt qua mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Thế nhưng, vì nhiều lý do, đến nay, tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động không có việc làm tại VN vẫn còn cao, chưa kể có gần 93% NKT không được đào tạo nghề (theo Tổng cục Thống kê).
Buổi lễ ra mắt khóa đào tạo giáo viên/giảng viên hỗ trợ học viên khuyết tật chiều 1.3 |
LÊ TRỌNG |
Mới đây, Trung tâm khuyết tật và phát triển (Trung tâm DRD) và Aus4Skills (dự án của Chính phủ Úc hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng đáp ứng thị trường lao động) tổ chức buổi lễ ra mắt khóa đào tạo - bồi dưỡng giáo viên, giảng viên hỗ trợ học viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp.
Bà Kaye Eldridge, Giám đốc chương trình Aus4Skills, nhận định Chính phủ Việt Nam đã luôn thúc đẩy chính sách, pháp luật về lao động - việc làm, đặc biệt là đối với NKT. Tuy vậy, nhận thức của xã hội về khả năng của NKT còn hạn chế, dẫn đến việc NKT không thể phát huy năng lực của họ trong thị trường lao động. Bà Kaye Eldridge kỳ vọng vào khóa đào tạo về giáo dục nghề nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam có nhiều sửa đổi về pháp luật lao động, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển, hòa nhập cho NKT.
Điều nhấn mạnh hơn cả trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cho NKT, chính là vai trò của người thầy. Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, khi phát biểu trong buổi lễ ra mắt khóa đào tạo này, nhiều lần lặp lại mong muốn của mình rằng người thầy “hãy lắng nghe bằng cả trái tim để nâng cao nhận thức của NKT”.
Có thể nói, người thầy là người có chuyên môn tốt. Nhưng đặc biệt đối với NKT, người thầy, ngoài những yêu cầu thông thường, còn cần phải nhìn thấy và xóa đi những rào cản hữu hình, vô hình của xã hội đang làm hạn chế sự tiếp cận của người khuyết tật. Trong thời đại sống hối hả như ngày nay, sự thấu hiểu và nhiệt tâm của người thầy là điều rất đáng quý, bởi nó có thể thay đổi một con người có xuất phát điểm không may.
Bình luận (0)